1. Cộng hòa Trung Phi
Tiêu chí đánh giá: Thay đổi GDP.
GDP năm 2013: Giảm 14,5%
Nội chiến là bối cảnh của nền kinh tế kém nhất thế giới năm 2013, cộng hòa Trung Phi. Bạo động leo thang sau sự ra đi của tổng thống Francois Bozize hồi tháng 3. Nhiều cuộc đảo chính bủa vây quốc gia này kể từ khi giành được độc lập từ Pháp 50 năm trước.
Bất ổn chính trị và tham nhũng đã kìm hãm sự phát triển của cộng hòa Trung Phi, khiến nguồn lợi từ tài nguyên thiên nhiên như vàng, gỗ, kim cương và uranium cũng không giúp cải thiện đời sống người dân. GDP của nước này được dự đoán giảm 14,5% năm 2013 dù được IMF dự báo ổn định hơn vào năm sau.
2. Malawi
Tiêu chí đánh giá: GDP đầu người.
GDP đầu người ước tính năm 2013: 215,22 USD
Khoảng một nửa dân số nông thôn của Malawi sống với mức 1 USD/ngày. An ninh lương thực luôn là thách thức lớn cho quốc gia thuộc nam Phi này. Trong nhiều năm, kinh tế Malawi luôn gặp khó khăn. Năm 2012, thiếu thốn ngoại tệ nghiêm trọng khiến Malawi không thể nhập khẩu hàng hóa thiết yếu như nhiên liệu và dược phẩm. Dù Malawi vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, nhưng IMF vẫn dự báo mức tăng trưởng năm 2013 của nước này là 5%.
3. Iran
Tiêu chí đánh giá: Lạm phát
Lạm phát ước tính năm 2013: 42,3%
Các biện pháp trừng phạt kính tế đã khiến quốc gia dầu mỏ này gặp nhiều khó khăn trong 2 năm qua, tiền tệ mất giá, lạm phát tăng cao.
Thỏa thuận sơ bộ của Iran với 6 cường quốc kinh tế vào tháng 11, đảm bảo các chương trình hạt nhân nhằm đổi lấy việc dỡ bỏ các biện pháp cấm vận. Tuy nhờ thỏa thuận này, kinh tế Iran được mở cửa tự do hơn với phương Tây, nhưng nhiều biện pháp cấm vận khác như hạn chế xuất khẩu dầu mỏ vào Mỹ và châu Âu vẫn được giữ nguyên. Điều này vẫn kìm hãm sự phát triển của kinh tế Iran.
4. Cộng hòa Macedonia (Nam Tư cũ)
Tiêu chí đánh giá: Tỷ lệ thất nghiệp
Ước tính tỷ lệ thất nghiệp năm 2013: 30,02%
Trong hai năm liên tiếp, Macedonia đứng đầu thế giới về tỷ lệ thất nghiệp. IMF dự báo một phần ba số lao động tại quốc gia phía Đông Nam châu Âu này sẽ mất việc trong năm 2013. Ngoài ra, Macedonia vẫn gặp phải nhiều khó khăn, các ngành chủ đạo như nông nghiệp, dệt may và sản xuất xe hơi tăng trưởng chậm trong năm nay.
5. Nhật Bản
Tiêu chí đánh giá: Nợ công
Ước tính nợ công trên GDP năm 2013: 244%
Năm 2013, Nhật là một trong những quốc gia phát triển tăng trưởng nhanh nhất, dù có sự giảm nhẹ vào quý 3. Tuy nhiên, nợ công cao kỷ lục là yếu tố tệ hại nhất của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này. Ước tính, tỷ lệ nợ công trên GDP năm 2013 của Nhật là 244%, trong khi con số này của Mỹ là 105% và của Hy Lạp là 175%.
Nhật Bản đang thực hiện một chương trình đầy tham vọng, mang tên Abenomics, nhằm chấm dứt thập kỷ kinh tế trì trệ. Chương trình này bao gồm các biện pháp tiền tệ, giảm chi tiêu chính phủ và tăng thuế tiêu dùng.
10 quốc gia ôm nhiều vàng nhất năm 2013
Tính đến tháng 12/2013, tổng dự trữ vàng của toàn thế giới là gần 32.000 tấn, trong đó 10 nước đứng đầu chiếm tới hơn 60%.
10 nền kinh tế tập trung nhiều tỷ phú nhất thế giới
Mỹ và Trung Quốc đứng đầu danh sách 10 quốc gia, vùng lãnh thổ có nhiều tỷ phú nhất theo số liệu của Wealth-X, Đức, Anh, Nga lần lượt đứng ở vị trí thứ 3, 4, 5...
10 quốc gia đến người giàu cũng muốn bỏ chạy
1
Điều kiện sống thiếu thốn, lạc hậu và những bất ổn về chính trị, xã hội khiến ngay cả người có tiền cũng muốn rời khỏi những đất nước trong danh sách này.