10. Ấn Độ Dự trữ vàng chính thức:557,7 tấn Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 8,4% Chính phủ Ấn Độ đang nỗ lực ngăn chặn tình trạng mua bán vàng, bởi nhập khẩu vàng được cho chính là nguyên nhân đã dẫn tới sự thâm hụt tài khoản lưu động của quốc gia này. Thậm chí, thống đốc ngân hàng trung ương Ấn Độ Raghuram Rajan gần đây còn tuyên bố, nước này có thể trả hết nợ công bằng vàng. |
9. Hà Lan Dự trữ vàng chính thức: 612,5 tấn Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 54% Phần lớn lượng vàng của Hà Lan được gửi ở Mỹ, ngoài ra còn được trữ tại các nước như Anh và Canada. Theo thống kê, chỉ có 10% lượng vàng được lưu trữ tại Amsterdam. Đầu năm nay, quốc gia này có ý định đưa về nước toàn bộ số vàng của mình. |
8. Nhật Bản Dự trữ vàng chính thức: 765,2 tấn Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 2,6% Vào năm 1950, dự trữ vàng của đất nước này chỉ có 6 tấn, nhưng đến năm 1959, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã quyết định nâng con số này lên đáng kể khi mua thêm tới 169 tấn vàng so với năm trước đó. Năm 2011, ngân hàng này đã bán vàng đi để bơm 20 nghìn tỷ Yên cho nền kinh tế, để xoa dịu các nhà đầu tư sau thảm họa kép sóng thần và rò rỉ hạt nhân. |
7. Nga Dự trữ vàng chính thức: 1.015,1 tấn Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 8,3% Năm nay, trữ lượng vàng của nước Nga đã vượt mốc 1.000 tấn lần đầu tiên vào quý 3. |
6. Thụy Sĩ Dự trữ vàng chính thức: 1.040,1 tấn Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 8,3% Vào năm 1997, Thụy Sĩ đã bán một phần vàng dự trữ của mình khi nhận định vàng không còn “cần thiết cho các mục tiêu chính sách tiền tệ”. Đến tháng 5 năm 2000, quốc gia này tiếp tục bán 1.300 tấn vàng được cho là dư thừa, trong đó 1.170 tấn được bán đi theo thỏa thuận CBGA1, 130 tấn còn lại được bán đi theo thỏa thuận CBGA2. Tuy nhiên, đất nước này cũng thông báo là không có kế hoạch bán vàng theo CBGA3. |
5. Trung Quốc Dự trữ vàng chính thức: 1.054,1 tấn Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 1,2% Vàng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dự trữ ngoại hối 3.700 tỷ USD của nước này, nếu so với mức trung bình trên thế giới là 10%. Theo tờ Financial Times, xây dựng chiến lược dự trữ vàng là rất quan trọng đối với Trung Quốc trong việc quốc tế hóa tiền tệ nước này, đưa đồng NDT trở thành đồng tiền dự trữ. |
4. Pháp Dự trữ vàng chính thức: 2.435,4 tấn Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 66,1% Trái với Trung Quốc, tỷ lệ dữ trữ vàng của Pháp rất cao, mặc dù nước này đã bán ra thị trường 572 tấn theo hiệp định vàng của các ngân hàng trung ương lần 2 (CBGA2). Ngoài thỏa thuận trên, năm 2004, nước này đã chuyển 17 tấn vàng cho Bank for International Settlements (BIS) để đổi lấy cổ phần của ngân hàng này. Pháp cũng công bố sẽ không có kế hoạch bán vàng theo thỏa thuận CBGA 3. |
3. Italia Dự trữ vàng chính thức: 2.451,8 tấn Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 67,2% Italia tuyên bố không bán vàng theo hiệp định chung CBGA trong vài năm qua. Nhưng năm 2011, các ngân hàng ở quốc gia này đã tìm đến Ngân hàng Italy để mua vàng cũng như củng cố các bảng cân đối tài chính của mình trước những cuộc kiểm tra căng thẳng sắp tới. |
2. Đức Dự trữ vàng chính thức: 3.387,1 tấn Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 68,7% Đất nước này đã cắt giảm dữ trữ vàng trong tháng 10, mỗi năm Ngân hàng Bundesbank bán từ 6 đến 7 tấn vàng cho Bộ Tài chính. Đức đã bán vàng theo hiệp định CBGA1 và 2 cho mục đích đúc tiền vàng kỷ niệm. Trong năm đầu tiên thực hiện hiệp định CBGA3 ( giai đoạn 2008-2009), ngân hàng Bundesbank đã bán khoảng 6 tấn vàng, sau đó bán thêm 4,7 tấn nữa kể từ tháng 9 năm 2011. |
1. Mỹ Dự trữ vàng chính thức: 8.133,5 tấn Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng vàng: 71,7% Hoa Kỳ có lượng vàng dự trữ lớn nhất vào năm 1952, đạt 20.663 tấn và giảm xuống mốc 10.000 tấn vào năm 1968. Hiện dự trữ vàng của nước này chỉ còn 8.133,5 tấn. |