Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 máy bay 'hàng thải' nhưng Hải quân Mỹ nên tái sử dụng

Tiêm kích trên hạm hạng nặng F-14 Tomcat hay máy bay tác chiến điện tử EA-6B là hai trong những vũ khí mà Hải quân Mỹ nên tái sử dụng vì tính hiệu quả cao của nó.

Hai quan My anh 1
Máy bay chống ngầm S-3 Viking. Theo Business Insider, S-3 từng là máy bay tác chiến chống ngầm chủ lực của Hải quân Mỹ. Năm 2009, Hải quân Mỹ rút máy bay này khỏi dịch vụ khiến năng lực tác chiến chống ngầm của Mỹ giảm sút mạnh. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Hai quan My anh 2
Bên cạnh tác chiến chống ngầm, S-3 có thể thực hiện nhiệm vụ tiếp nhiên liệu trên không, tình báo điện tử cho nhóm tác chiến tàu sân bay. S-3 cũng có thể mang ngư lôi, tên lửa đem lại khả năng tấn công mạnh mẽ. Trong bối cảnh Nga, Trung Quốc phát triển mạnh hạm đội tàu ngầm, sự trở lại của S-3 là rất cần thiết. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Hai quan My anh 3
EKA-3B Skywarrior. Đây là phiên bản chiến tranh điện tử và tiếp nhiên liệu trên không của máy bay ném bom A-3 Skywarrior. Đây là máy bay chiến đấu nặng nhất hoạt động trên tàu sân bay Mỹ với trọng lượng cất cánh tới 37 tấn. Ảnh: Flickr.
Hai quan My anh 4
Business Insider cho rằng máy bay này vẫn rất hữu ích đối với Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ. A-3 có tầm bay hơn 3.000 km, khả năng tiếp nhiên liệu và gây nhiễu sẽ mở rộng phạm vi chiến đấu cho các máy bay khác, qua đó tăng cường bảo vệ tàu sân bay. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Hai quan My anh 5
A-1 Skyraider. Nếu Hải quân Mỹ muốn tìm một máy bay hỗ trợ hỏa lực tầm thấp, A-1 là lựa chọn lý tưởng. Năm 2017, 4 mẫu máy bay cánh quạt đã cất cánh trong chương trình OA-X nhằm tìm kiếm ứng viên thay thế cho A-10 Warthog trong nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực tầm gần. Ảnh: Flickr.
Hai quan My anh 6
Skyraider có 15 điểm treo vũ khí dưới cánh có thể mang theo 3,6 tấn bom, rocket các loại. Về mặt hỏa lực, A-1 vượt xa các máy bay trong chương trình OA-X. A-1 ngưng hoạt động vào năm 1985 nhưng nếu Mỹ đang tìm máy bay cánh quạt mới thì hồi sinh Skyraider sẽ hiệu quả hơn. Ảnh: Pinterest.
Hai quan My anh 7
EA-6B Prowler. Đây là máy bay tác chiến điện tử chủ lực của Hải quân Mỹ những năm Chiến tranh Lạnh cho đến năm 2015. EA-6B được thay thế bởi EA-18G Growler nhưng số lượng máy bay mới chưa thể lấp đầy khoảng trống mà EA-6B để lại. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Hai quan My anh 8
EA-6B có thể mang theo 8,1 tấn vũ khí và thiết bị gây nhiễu, nhiều hơn so với EA-18G. Prowler có phạm vi hoạt động 3.800 km, nhiều hơn khoảng 500 km so với EA-18G. Sự trở lại của EA-6B là rất cần thiết đối với Hải quân Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Hai quan My anh 9
F-14 Tomcat. Tiêm kích trên hạm nặng nhất của Hải quân Mỹ với trọng lượng cất cánh hơn 33 tấn. F-14 hoạt động với vai trò chiếm ưu thế trên không và đánh chặn hải quân tầm xa. Thiết kế cánh cụp - cánh xòe cho phép máy bay hoạt động hiệu quả ở độ cao thấp trên mặt nước và đất liền. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Hai quan My anh 10
Hải quân Mỹ ngưng hoạt động F-14 vào năm 2006 và thay thế bằng F/A-18 E/F Super Hornet nhẹ hơn. F-14 đã chứng minh khả năng tấn công tuyệt vời trong các chiến dịch. Sự trở lại của F-14 là cần thiết để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ Nga và Trung Quốc. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Chiến đấu cơ Mỹ phá hủy mục tiêu khủng bố Các chiến đấu cơ Mỹ mang theo vũ khí dẫn đường công nghệ cao không kích phá hủy nhiều căn cứ khủng bố trong năm 2017.

Những tàu chiến mới gia nhập hạm đội mạnh nhất thế giới

Năm 2017, Hải quân Mỹ đã đưa vào biên chế 8 chiến hạm, trong đó có một siêu tàu sân bay thế hệ mới lớp Ford, 2 tàu khu trục Arleigh Burke và một số tàu chiến khác.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm