Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 lĩnh vực quân đội Nga vẫn kém Mỹ

Tiêm kích tàng hình thế hệ 5, tình báo giám sát hay tàu đổ bộ tấn công là những lĩnh vực mà quân đội Nga vẫn cần nhiều thời gian để thu hẹp khoảng cách so với Mỹ.

Vu khi hien dai cua My anh 1
Tiêm kích thế hệ 5: Hiện tại, Mỹ vẫn là quốc gia duy nhất vận hành tiêm kích tàng hình thế hệ 5. Chiếc F-22 Raptor (ảnh) vẫn là "kẻ thống trị bầu trời" ở lĩnh vực tiêm kích tàng hình. Chương trình tiêm kích tàng hình thế hệ 5 PAK FA T-50 của Nga vẫn đang trong quá trình phát triển. Ảnh: USAF
Vu khi hien dai cua My anh 2
Ngoài ra, Mỹ cũng sắp hoàn tất chương trình phát triển tiêm kích tiến công kết hợp JSF F-35. Phi đội F-35B (ảnh) - phiên bản cất hạ cánh thẳng đứng dành cho thủy quân lục chiến đã đi vào hoạt động. Đến khi T-50 của Nga đi vào hoạt động, Mỹ vẫn nắm ưu thế về lĩnh vực tiêm kích tàng hình. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ
Vu khi hien dai cua My anh 3
Vũ khí dẫn đường chính xác: Không quân Nga bắt đầu sử dụng nhiều hơn các loại vũ khí dẫn đường chính xác trong chiến dịch can thiệp quân sự ở Syria. Nhưng Nga vẫn kém Mỹ về các loại vũ khí dẫn đường công nghệ cao như bom thông minh JDAM (ảnh), Paveway. Ảnh: Hải quân Mỹ
Vu khi hien dai cua My anh 4
Theo National Interest, Mỹ hoàn toàn sử dụng vũ khí dẫn đường công nghệ cao trong các chiến dịch không kích nhằm giảm tối đa thiệt hại với các mục tiêu dân sự. Kho dự trữ của Mỹ cũng lớn hơn so với Nga. Ngoài ra, các máy bay Nga thiếu các trạm cảm biến công nghệ cao dùng để dẫn đường cho vũ khí tấn công mặt đất nên hiệu quả sử dụng không cao. Ảnh: Reuters
Vu khi hien dai cua My anh 5
Tình báo giám sát, trinh sát: Không quân Mỹ sở hữu lực lượng máy bay tình báo giám sát, trinh sát khổng lồ như máy bay trinh sát RC-135 (ảnh), máy bay do thám U-2, và nhiều loại máy bay không người lái khác. Ảnh: USAF
Vu khi hien dai cua My anh 6
Những máy bay trinh sát không người lái tầm xa như RQ-4 Global Hawk (ảnh) có lẽ là thiết bị mà nhiều năm nữa Nga mới có thể có loại tương tự. Bên cạnh đó, Mỹ còn có những máy bay trinh sát không người lái tàng hình như RQ-170 Sentinel đem lại khả năng tình báo giám sát, trinh sát trên toàn cầu, chưa kể mạng lưới vệ tinh do thám bên ngoài không gian. Ảnh: USAF
Vu khi hien dai cua My anh 7
Tàu đổ bộ tấn công: Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Nga không có các tàu đổ bộ tấn công tầm cỡ như lớp Wasp (ảnh) của Mỹ. Hải quân Nga chỉ có các tàu đổ bộ xe tăng thế hệ cũ, không đáp ứng được yêu cầu trong tác chiến hiện đại. Năm 2010, Nga đã ký hợp đồng mua 4 tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral từ Pháp nhằm nâng cao năng lực đổ bộ tấn công cho hải quân nước này. Ảnh: Hải quân Mỹ
Vu khi hien dai cua My anh 8
Tuy nhiên, Pháp đã hủy hợp đồng giao tàu Mistral (ảnh) cho phía Nga. Do đó, Hải quân Nga vẫn chưa thể cải thiện năng lực đổ bộ tấn công mà vẫn phải phụ thuộc vào các tàu cũ. Ảnh: Jeffhead

 

Vu khi hien dai cua My anh 9
Lực lượng chuyên nghiệp: Quân đội Mỹ duy trì quân số chủ yếu theo dạng quân nhân chuyên nghiệp. Họ được đào tạo chuyên sâu vào một số lĩnh vực nhất định. Trong khi đó, phần lớn binh sĩ trong Quân đội Nga là lính nghĩa vụ nên chất lượng nhân sự không cao. Lính nghĩa vụ khó lòng tiếp cận và vận hành thuần thục các vũ khí hiện đại do thời gian đào tạo ngắn, ít kinh nghiệm. Ảnh: US Army
Vu khi hien dai cua My anh 10
Quân đội Nga cũng đang triển khai kế hoạch chuyên nghiệp hóa quân đội nhằm tăng chất lượng nhân sự. Kế hoạch này vẫn cần nhiều thời gian để thực hiện. Mặc dù vẫn kém Mỹ ở 5 lĩnh vực trên, nhưng quân đội Nga vẫn là lực lượng có sức mạnh hàng đầu thế giới. Ảnh: Sputnik

Nga vật lộn với chương trình tàu sân bay mới

Những khó khăn về tài chính và năng lực công nghiệp đóng tàu cỡ lớn khiến chương trình tàu sân bay năng lượng hạt nhân của Nga phải kéo dài đến sau năm 2020.

5 yếu tố có thể khiến quân đội Nga mất sức chiến đấu

Ngân sách eo hẹp, tính kỷ luật kém là 2 trong những điểm yếu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức mạnh tác chiến của quân đội Nga.

Quốc Việt

(theo National Interest)

Bạn có thể quan tâm