Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 khẩu pháo gây ảnh hưởng nhất lịch sử quân sự

Pháo da Thụy Điển, French 75, German 88 không chỉ làm thay đổi cục diện các cuộc chiến, mà còn tác động tới tiến trình phát triển của lịch sử.

Đại pháo Thổ Nhĩ Kỳ

Khẩu Đại pháo Thổ Nhĩ Kỳ.

Sự ra đời của khẩu pháo này giúp Đế quốc Ottoman đánh sập những thành trì kiên cố của đối phương khi họ chinh phạt các vùng lãnh thổ mới. Năm 1453, quân đội Ottoman lần đầu sử dụng đại pháo để hạ thành Constantinople của Đế quốc Byzantine, đối thủ từng khiến họ phải lùi bước trong lần bao vây trước đó.

Khẩu pháo khổng lồ của trùm phát xít Hitler

Adolf Hitler ra lệnh chế tạo pháo Gustav nhằm phá hủy các pháo đài Pháp ở tuyến phòng thủ Maginot, một trong những rào cản lớn ngăn cách Đức và Tây Âu.

Khẩu pháo là tác phẩm của Orman - một giáo sĩ người Hungari. Ban đầu, ông ta đề nghị đế quốc Byzantine mua nó nhưng họ từ chối. Khi bức tường thành Constantinople sập xuống, người Byzantine đã nhận ra giá trị của thứ mà họ coi thường. Chiến thắng dẫn tới sự lớn mạnh của người Ottoman, góp phần làm thay đổi lịch sử vùng Địa Trung Hải, châu Âu và cả thế giới.

Pháo da Thụy Điển

Pháo da Thụy Điển trong viện bảo tàng.

Giống như tên gọi, khẩu pháo này được làm từ da bọc quanh một ống mạ đồng. Trong thế kỷ 17, Quốc vương Thụy Điển Gustavus Adolphus yêu cầu quân đội sử dụng loại pháo này trên chiến trường cùng cách thức chiến đấu khác biệt.

Thiết kế độc đáo giúp khẩu pháo đủ nhẹ để hai người lính có thể kéo nó tới các vị trí khác. Ở thời điểm đó, những khẩu pháo khác đều rất nặng nên buộc phải nằm tại chỗ khi tham chiến. Pháo da không thể mang lại lợi thế vượt trội cho quân đội Thụy Điển nhưng nó mở ra khái niệm pháo di động trong chiến đấu, giúp các chiến thuật trở nên linh hoạt hơn.

Khẩu French 75

Khẩu French 75 của Pháp được phát triển trong năm 1897.

Đây là khẩu pháo hạng nhẹ bắn nhanh mà Pháp đưa vào biên chế năm 1898. French 75 có thể bắn 15 viên đạn mỗi phút, một tốc độ kỷ lục so với các khẩu pháo cùng thời. Nó cũng được trang bị hệ thống hấp thụ lực giật nên không thay đổi vị trí sau mỗi lần nhả đạn.

Tuy nhiên, điểm yếu của French 75 lộ rõ trong Thế chiến I khi chúng trở nên bất lực trước chiến hào của đối phương. Năm 1918, những khẩu pháo loại này được cải tiến để bắn loại đoạn chứa khí độc. Sau đó, chúng được gắn trên xe tải để chống máy bay hoặc vũ khí của xe tăng Saint-Chamond năm 1918. French 75 được coi là khẩu pháo hiện đại đầu tiên trên thế giới.

6 loại vũ khí kỳ dị ngoài sức tưởng tượng từng được chế tạo

Bom dơi, pháo nguyên tử hay tên lửa do bồ câu dẫn đường là những loại vũ khí mà con người đã chế tạo nhằm chiếm ưu thế trước quân đội đối phương.

Khẩu German 88

Mô phỏng khẩu German 88 và kíp chiến đấu.

German 88 được mệnh danh là vũ khí thống trị chiến trường. Nó được thiết kế để chống lại các mục tiêu trên không, nhưng lính Đức phát hiện ra chúng là sát thủ của các loại xe tăng quân đồng minh. Nó nhanh chóng gieo rắc nỗi ám ảnh ở Bắc Phi, Nga và Tây Âu. Quân đồng minh tuyệt vọng, phải dùng mọi thứ có thể để làm giáp cho xe tăng, bao gồm những bao cát.

Do ra đời nhằm mục tiêu bắn máy bay, khẩu pháo sở hữu khả năng bắn nhanh và ổn định. Thước ngắm của nó rất chính xác giúp tăng hiệu quả diệt mục tiêu. Người Anh cũng sở hữu một khẩu súng phòng không ưu việt, có đủ tố chất trở thành sát thủ xe tăng, nhưng họ không dùng chúng cho mục đích này.

G-5 của Nam Phi

Pháo G-5 do Nam Phi phát triển dựa vào GC-45 của Canada.

Nam Phi là quốc gia ít tên tuổi trong hàng ngũ các nước chế tạo vũ khí hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, loại pháo kéo G-5 của họ nổi tiếng nhờ khả năng hoạt động hoàn hảo trong môi trường sa mạc châu Phi. Nó dựa vào thiết kế khẩu pháo GC-45 cỡ nòng 155 mm của Canada.

G-5 có khả năng bắn xa tối đa 50 km với vận tốc đạn rời nòng đạt 897 m/s. Tốc độ bắn tối đa của pháo đạt 3 viên/phút với kíp chiến đấu gồm 8 người. Quân đội Iraq dưới thời Saddam Hussein từng sử dụng G-5 chống lại Iran trong cuộc chiến từ năm 1980 đến năm 1988.

Chiến đấu cơ đình đám của Mỹ phơi xác giữa sa mạc khô cằn

Nhiều máy bay chiến đấu từng đóng vai trò xương sống trong Không quân Mỹ nằm phơi xác ở nghĩa địa phi cơ quân sự tại Tuscon, Arizona, chờ được "hóa kiếp".

Hồng Duy

Ảnh: National Interest

Bạn có thể quan tâm