Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 điều ít biết về giải thưởng Nobel

Thông tin về cuộc đề cử được giữ kín trong 50 năm, lễ trao giải Nobel Hòa bình diễn ra ở Na Uy trong khi các lĩnh vực khác ở Thụy Điển là một số điều thú vị về giải thưởng Nobel.

Nhà hoạt động nữ quyền 17 tuổi người Pakistan - Malala Yousafzay - nhận giải Nobel Hòa bình 2014. Ảnh: Reuters
nhà hoạt động nữ quyền 17 tuổi người Pakistan Malala Yousafzay. Ảnh: Reuters
nhà hoạt động nữ quyền 17 tuổi người Pakistan Malala Yousafzay. Ảnh: Reuters
Nhà hoạt động nữ quyền 17 tuổi người Pakistan - Malala Yousafzay - nhận giải Nobel Hòa bình 2014. Ảnh: Reuters

 "Ông tổ" sáng lập giải thưởng là ai?

Alfred Nobel – nhà khoa học và nhà phát minh nổi tiếng người Thụy Điển – là người khai sinh ra giải thưởng Nobel trong các lĩnh vực gồm y học, hóa học, văn học và hòa bình. Các giải thưởng được trao lần đầu tiên vào năm 1901, 5 năm sau khi Alfred Nobel qua đời.

Tuy nhiên, giải Nobel Kinh tế không phải là ý tưởng của Alfred Nobel mà do Ngân hàng Trung ương Thụy Điển khởi xướng vào năm 1968 để tưởng nhớ ông. Dù được trao cùng các giải khác và tiêu chí chọn người chiến thắng là như nhau, giải Nobel Kinh tế không cùng nguồn gốc như 4 lĩnh vực còn lại.

Bí mật

Theo quy tắc, Viện Hàn Lâm Thụy Điển nghiêm cấm giám khảo tiết lộ cuộc thảo luận của họ về giải Nobel trong 50 năm. Điều này có nghĩa là chúng ta không thể biết trước được chắc chắn về cách thức giám khảo lựa chọn ứng viên cho giải Nobel năm 2015 và người nào có trong danh sách của từng lĩnh vực.

Các giám khảo phải tránh "úp mở" về người chiến thắng trước khi kết quả cuối cùng được đưa ra. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ. Ví dụ năm ngoái, thông tin về việc nhà văn Pháp Patrick Modiano giành giải Nobel Văn học được bàn tán xôn xao trong nhiều ngày trước lễ trao giải.

Ai có thể giành giải?

Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel là ứng viên sáng giá cho giải Nobel Hòa bình năm nay. Ảnh: Times
Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel là ứng viên sáng giá cho giải Nobel Hòa bình năm nay. Ảnh: The Times
Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel là ứng viên sáng giá cho giải Nobel Hòa bình năm nay. Ảnh: The Times
Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel là ứng viên sáng giá cho giải Nobel Hòa bình năm nay. Ảnh: Times

Hàng nghìn người trên thế giới đáp ứng đủ điều kiện của ban tổ chức đều có thể trở thành ứng viên cho giải Nobel. Họ gồm giáo sư các trường đại học, chính trị gia, người từng đạt giải Nobel trước đó và chính thành viên của Ủy ban.

Những người đề cử có thể nêu đề nghị của họ một cách công khai, đặc biệt với giải Nobel Hòa bình. Nhờ đó, chúng ta có thể biết Thủ tướng Đức Angela Merkel, Giáo hoàng Francis, cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden… là những nhân vật nổi bật trong 273 ứng cử viên cho giải Nobel Hòa bình năm nay.

Trao giải ở đâu?

Giải Nobel Hòa bình được trao ở Oslo, Na Uy, trong khi các giải khác sẽ diễn ra ở Thụy Điển. Điều này thể theo nguyện vọng của người sáng lập giải Alfred Nobel.

Đôi khi một số bất đồng xảy ra giữa Quỹ Nobel ở thành phố Stockholm – đơn vị quản lý tiền thưởng – và Ủy ban Nobel ở thành phố Oslo.

Làm thế nào để giành giải?

Câu trả lời là sự kiên nhẫn. Các nhà khoa học thường phải đợi hàng chục năm để giám khảo của giải thưởng chú ý tới. Họ muốn chắc chắn rằng mọi đề cử phải trải qua thử thách thời gian.

Giải thưởng Nobel thường được trao cho những người mang lại lợi ích cho nhân loại, những người có trách nhiệm trong việc duy trì mối liên giao giữa các dân tộc, bãi bỏ hoặc giảm sự hiện diện thường trực của quân đội và thúc đẩy tiến trình hòa bình cho nhân loại.

Bài liên quan

Nobel 2015 nóng trước giờ khai mạc

Nobel 2015 nóng trước giờ khai mạc

Dự đoán người đoạt giải Nobel luôn là một thử thách đầy khó khăn và gần như là bất khả thi. Nhưng cứ mỗi năm những đồn đại và dự đoán lại tràn ngập và kết quả luôn gây xôn xao.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm