Tổng thư ký Ban tổ chức SEA Games 32, Vath Chamroeun cho biết có 4 quốc gia mua bản quyền kỳ đại hội thể thao khu vực. |
Tổng thư ký Ban tổ chức SEA Games 32, Vath Chamroeun chia sẻ hôm 16/3: “Có 4 quốc gia đã mua bản quyền truyền hình SEA Games 32 là Việt Nam, Singapore, Indonesia và Malaysia. Tại Campuchia, chúng tôi còn đài truyền hình lớn là CSTV tham gia vào việc phát sóng sự kiện này cùng với đài truyền hình quốc gia”.
Campuchia trở thành nước chủ nhà SEA Games đầu tiên bán bản quyền phát sóng kỳ đại hội thể thao khu vực. Trước đây, các nước đăng cai SEA Games không bán bản quyền phát sóng mà chỉ thu “phí truyền dẫn”.
“Chúng tôi có bước tiến lớn. Gần 50% trong số 10 quốc gia tham dự SEA Games 32 đã mua bản quyền phát sóng, như vậy chúng tôi có 50% sự hỗ trợ”, ông Vath Chamroeun nhấn mạnh.
Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia đã mua bản quyền SEA Games 32. |
Ông Vath Chamroeun cho biết sẽ hỗ trợ những quốc gia nhỏ không mua bản quyền SEA Games 32.
Trong khi đó, truyền thông Thái Lan phàn nàn rằng giá bản quyền SEA Games 32 mà chủ nhà Campuchia đưa ra là quá đắt. Tờ Matichon cho biết tại SEA Games 31, Thái Lan chỉ phải bỏ ra 10.000 USD để sở hữu bản quyền giải đấu.
Trong khi đó, chủ nhà SEA Games 32 Campuchia hét giá 800.000 USD, tức gấp 80 lần, với Thái Lan. Matichon cho rằng giá bản quyền phát sóng SEA Games 32 với mỗi quốc gia là khác nhau dựa trên dữ liệu thị trường và quy mô dân số của từng nước.
Cơ quan Thể thao Thái Lan (SAT) thừa nhận vào hôm 13/3 rằng Thái Lan sẽ không mua bản quyền phát sóng SEA Games 32 với mức giá như trên.
Trong những ngày qua, vấn đề bản quyền SEA Games 32 gây nhiều tranh cãi ở Thái Lan. Matichon cho rằng nên để khu vực tư nhân mua bản quyền SEA Games, còn SAT không có nghĩa vụ mua bản quyền truyền hình bất cứ giải đấu thể thao nào.
Matichon sau đó đưa ra dẫn chứng là tại kỳ AFF Cup 2022, người dân Thái Lan suýt nữa không thể xem giải đấu này qua truyền hình do SAT không có đủ ngân quỹ để mua bản quyền. Vấn đề chỉ được giải quyết khi công ty xổ số Kong Salak Plus bỏ ra 1,9 triệu USD để mua bản quyền giải đấu.
Thành tích bán kết World Cup 2002, sự phát triển của hệ thống K League vẫn là chưa đủ để bóng đá Hàn Quốc tự nuôi sống chính mình. Câu chuyện của nền bóng đá xứ kim chi được khắc họa trong Organizational Culture, Image, Identity in Professional South Korean Club Football của tác giả người Đức Nikolas Sonneborn.