Khi chi lương qua hình thức trực tuyến, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giản lược vận hành, đồng thời tạo điều kiện để nhân viên tiếp cận ưu đãi tài chính từ ngân hàng.
Rút ngắn thời gian và công sức
Nhiều chủ doanh nghiệp chia sẻ, từ khi áp dụng trả lương qua tài khoản ngân hàng, khối lượng công việc của bộ phận tài vụ giảm rõ rệt, tiết kiệm nhiều thời gian, công sức.
Theo đó, chủ doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền chi lương không cần ra quầy giao dịch để hoàn thành bất cứ loại thủ tục nào. Thay vào đó, các thao tác, thủ tục có thể chủ động thực hiện thông qua Internet Banking.
Chi lương trực tuyến mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. |
Chị Mai Linh - Trưởng phòng kế toán một công ty xuất nhập khẩu trong khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh) cho biết: “Trước đây, mỗi khi đến kỳ trả lương, toàn bộ nhân viên trong phòng phải làm việc cật lực để kiểm đếm tiền, lập danh sách, phân bổ,… cho hàng trăm người lao động. Tuy nhiên, sau khi lãnh đạo trả lương qua Internet banking, mọi người giảm được khoảng 60% khối lượng công việc và thời gian tính toán thủ công”.
Giảm thiểu rủi ro
Chi lương qua ngân hàng sẽ giảm đáng kể việc sử dụng và lưu thông tiền mặt, qua đó tạo cảm giác an toàn hơn cho cả chủ doanh nghiệp và người lao động.
Chị Mai Linh chia sẻ, trước đây, khi gần đến hạn trả lương, chị phải đến ngân hàng ký nhận và vận chuyển một số tiền rất lớn về cơ quan. “Đi trên đường tôi rất lo sợ. Phải về đến văn phòng, cất tiền vào két xong, tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Mặt khác, việc chi lương trực tuyến trong mùa dịch Covid-19 giúp hạn chế tụ tập đông người, phòng ngừa lây nhiễm bệnh”, chị Mai Linh cho hay.
Anh Ngọc Sơn - Trưởng phòng kinh doanh một công ty du lịch lại gặp phải tình huống trớ trêu khác. Với mức lương khá cao, khi đến phòng tài vụ nhận tiền, anh không tiện kiểm đếm kỹ. Điều này dẫn đến việc anh nhận một vài tờ tiền cũ khó sử dụng, hoặc kiểm đếm thiếu. Anh cho biết, việc trả lương bằng tiền mặt chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, nên dễ sai sót, mất thời gian giải trình nếu có sự cố.
Tiết kiệm ngân sách
Ngoài ra, một lý do nữa khiến chủ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chi lương trực tuyến là để hưởng nhiều chương trình ưu đãi.
Có thể kể đến ưu đãi tại VPBank áp dụng đến hết 31/12. Khi đăng ký dịch vụ, doanh nghiệp được miễn 100% phí các loại dịch vụ Internet Banking như: Phí chuyển khoản online, SMS Banking, phí duy trì dịch vụ, phí chi lương, phí thường niên thuế điện tử… Ngân hàng ước tính, mỗi doanh nghiệp tiết kiệm trung bình 80 triệu đồng/năm.
Mới đây, VPBank hợp tác Công ty Cổ phần Ứng dụng Di động Xanh thực hiện chương trình miễn phí 6 tháng trải nghiệm phần mềm Tanca, trị giá 10 triệu đồng. Đây là phần mềm chấm công và tính lương trực tuyến, có khả năng tích hợp với máy chấm công bằng vân tay, GPS, Wi-Fi, camera, đồng bộ quy trình chi lương qua VPBank, giúp doanh nghiệp dễ dàng sử dụng. Bên cạnh đó, khách hàng còn được trải nghiệm loạt tính năng thông minh như: Quản lý nhân viên, xây dựng hệ thống KPIs, số hóa giấy tờ, giao việc từ xa, truyền thông, báo cáo…
Đại diện VPBank cho biết, đây là món quà thiết thực giúp doanh nghiệp tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi tháng, giản lược quy trình và giảm áp lực vận hành nhờ hệ thống quản lý thông minh, không tốn nhân lực.
Ngoài ưu đãi trên, khi đăng ký gói chi lương VPBank, khách hàng còn được tặng tài khoản số đẹp trị giá 5 triệu đồng khi mở tài khoản doanh nghiệp, nhận voucher mua sắm đến 5 triệu đồng.
Tăng lợi ích cho người lao động
Không dừng lại ở việc trợ lực cho doanh nghiệp, gói chi lương VPBank còn ghi điểm khi cung cấp thêm quyền lợi cho cán bộ nhân viên.
Cụ thể, cán bộ, nhân viên có tài khoản nhận lương VPBank được miễn phí chuyển khoản trực tuyến liên ngân hàng, phí duy trì dịch vụ. Phí rút tiền ATM trong và ngoài hệ thống, mở thẻ tín dụng cùng phí thường niên cũng được miễn 100%. Bên cạnh đó, nhân viên của doanh nghiệp được ưu tiên xét duyệt vay tiêu dùng với lãi suất thấp hơn mức công bố 2%/năm, hạn mức đến 500 triệu đồng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, độc giả truy cập website hoặc liên hệ tổng đài 1900545415.
Bình luận