Hành tinh màu hồng
GJ 504b, tên của hành tinh khí màu hồng, xoay quanh GJ 504, một ngôi sao cách địa cầu 57 năm ánh sáng. GJ 504 thuộc chòm sao Thất Nữ và nóng hơn mặt trời một chút. Nó và GJ 504b là hai thiên thể tương đối trẻ, với độ tuổi vào khoảng 160 triệu năm. Để so sánh, bạn chỉ cần biết trái đất có tuổi đời hơn 4 tỷ năm.
Hành tinh GJ 504b xoay quanh ngôi sao của nó ở khoảng cách tương đối lớn. Ảnh: Space. |
Mặc dù là hành tinh nhỏ nhất mà con người từng phát hiện ngoài hệ Mặt Trời, GJ 504b vẫn là một hành tinh khổng lồ so với trái đất - với kích thước tương đương sao Mộc. Khoảng cách giữa nó và ngôi sao riêng tương đương gần 44 lần khoảng cách giữa trái đất và mặt trời. Nhiệt độ bề mặt của nó vào khoảng 237 độ C.
Hành tinh thách thức trí tuệ con người
HD 106906 b, tên của một hành tinh có khối lượng gấp 11 lần sao Mộc, mới chỉ tồn tại 13 triệu năm - một khoảng thời gian rất ngắn ngủi trong lĩnh vực thiên văn. Khoảng cách của nó với ngôi sao riêng bằng 650 lần khoảng cách trung bình giữa trái đất và mặt trời. Với khoảng cách lớn như thế, nó không phù hợp với bất kỳ học thuyết nào về sự hình thành của hành tinh. "Hành tinh này cùng với ngôi sao của nó rất hấp dẫn, bởi mọi mô hình về hành tinh hay ngôi sao đều không thể giúp chúng ta giải thích sự tồn tại của chúng", Vanessa Bailey, sinh viên năm cuối của khoa Thiên văn, Đại học Arizona tại Mỹ, bình luận.
Mọi học thuyết về sự hình thành của hành tinh không thể giải thích sự tồn tại của HD 106906 b. Ảnh: space.com |
Tồn tại cách trái đất 700 năm ánh sáng, Kepler 78b là một trong những hành tinh nhỏ bé nhất mà kính thiên văn không gian Kepler tìm thấy ngoài vũ trụ. Nó quay quanh ngôi sao mang tên Kepler 78 ở khoảng cách cực gần và chỉ cần 8,5 giờ để hoàn thành quỹ đạo xung quanh ngôi sao.
Hình mô phóng Kepler 78b và ngôi sao riêng của nó. Ảnh: |
Các nhà khoa học tin rằng, thành phần chính của Kepler 78b là đá và sắt, tương tự như trái đất. Tiến sĩ Josh Winn - một nhà thiên văn của Viện công nghệ Massachusetts, Mỹ - cho biết: “Nó giống trái đất về cả khối lượng và kích thước. Tuy nhiên, bề mặt của Kepler 78b lên tới 2.000 độ C, nóng hơn nhiều so với bề mặt trái đất”.
Kết cục của Kepler 78b cũng chính là viễn cảnh trái đất trong tương lai rất xa. Do hành tinh dung nham di chuyển quá gần ngôi sao nên chắc chắn sự sống không thể tồn tại trên đó. Thậm chí tất cả vật chất trên bề mặt hành tinh này đều tan chảy bởi nhiệt.
Hành tinh lang thang trong vũ trụHầu hết những hành tinh mà giới thiên văn đã biết đều xoay quanh một ngôi sao. Song mới đây các nhà thiên văn của Đại học Hawaii phát hiện một hành tinh không xoay quanh một ngôi sao mà di chuyển tự do trong vũ trụ. PSO J318.5-22, tên của hành tinh lang thang, cách địa cầu khoảng 80 năm ánh sáng và mới tồn tại khoảng 12 triệu năm.
Hình minh họa hành tinh PSO J318.5-22. Ảnh: techeblog.com |
“Chúng tôi chưa bao giờ thấy một vật thể như vậy. Mặc dù hành tinh này có tất cả các đặc tính của các hành tinh trẻ, nhưng nó lại không có quỹ đạo cố định quanh một ngôi sao”, Micheal Liu, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu.