Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

36 năm phát triển của Dubai, Singapore nhìn từ vệ tinh

Tính năng tua nhanh thời gian của Google Earth cho phép người dùng quan sát sự thay đổi trên Trái Đất từ năm 1984-2020 dưới dạng 3D.

Tinh nang Timelapse cua Google Earth anh 1Tinh nang Timelapse cua Google Earth anh 2

Với Google Earth Timelapse, người dùng có thể di chuyển đến bất cứ đâu trên Trái Đất để theo dõi sự thay đổi tại vị trí đó trong 36 năm bằng ảnh chụp từ vệ tinh, dưới dạng 2D hoặc 3D. Trong ảnh là sự thay đổi của Dubai (UAE) từ vùng đất khô cằn trở thành trung tâm kinh tế, du lịch nổi tiếng với các tòa nhà, đảo nhân tạo.

Tinh nang Timelapse cua Google Earth anh 3Tinh nang Timelapse cua Google Earth anh 4

Quá trình đô thị hóa trong 36 năm tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Theo Wired, những hình ảnh được cung cấp liên tục từ vệ tinh bởi Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, Ủy ban châu Âu (EC) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).

Tinh nang Timelapse cua Google Earth anh 5Tinh nang Timelapse cua Google Earth anh 6

Trong ảnh là sự thay đổi tại Orchard Road (Singapore). Theo Google, lượng hình ảnh vệ tinh dùng cho dự án này nặng tổng cộng 20 PB (20 triệu GB).

Tinh nang Timelapse cua Google Earth anh 7Tinh nang Timelapse cua Google Earth anh 8

New York (Mỹ) là một trong những địa điểm được đưa vào danh sách ưa thích của Google Earth Timelapse. Bên cạnh bản đồ tương tác, Google còn cung cấp hơn 800 video timelapse được quay sẵn dưới dạng 2D và 3D để người dùng tải xuống.

Tinh nang Timelapse cua Google Earth anh 9Tinh nang Timelapse cua Google Earth anh 10

Khu vực đô thị tại sân bay Bangkok (Thái Lan) được mở rộng khá nhiều sau hơn 3 thập kỷ. Trong lúc theo dõi sự thay đổi, người dùng có thể kéo thả chuột, nhấp vào nút điều khiển để thu phóng hoặc thay đổi góc nhìn.

Tinh nang Timelapse cua Google Earth anh 11Tinh nang Timelapse cua Google Earth anh 12

Khu ven biển tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) thay đổi từ năm 1984 đến nay. Các hình ảnh thu thập từ vệ tinh được ghép lại để tạo ra video timelapse cho toàn bề mặt Trái Đất, độ phân giải lên đến 4,4 TP (4,4 triệu MP, tương đương 530.000 video 4K đặt kế nhau).

Tinh nang Timelapse cua Google Earth anh 13Tinh nang Timelapse cua Google Earth anh 14

Sự thay đổi các mảng xanh tại rừng Amazon (Brazil) sau 36 năm. Theo Google, tính năng Timelapse sẽ được cập nhật mỗi năm một lần. Với thanh công cụ bên phải, người dùng có thể chọn năm, tìm kiếm địa điểm theo các chủ đề như kiến trúc, đô thị hóa, siêu thành phố…

Tinh nang Timelapse cua Google Earth anh 15Tinh nang Timelapse cua Google Earth anh 16

Bên cạnh sự phát triển của đô thị, tính năng mới của Google Earth còn nhấn mạnh tác động của biến đổi khí hậu với sông băng, rừng và các bãi biển trên thế giới. Trong ảnh là vùng sông băng Greenland, một trong những nơi chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Hình ảnh tàu hàng chen chúc nhau vòng qua Mũi Hảo Vọng

Hình ảnh vệ tinh cho thấy hàng trăm tàu đang bị kẹt ở hai đầu kênh Suez đã tính đến giải pháp thay thế đắt đỏ là vòng qua mũi Hảo Vọng.

Thảm họa mất điện ở Texas nhìn từ vệ tinh

Hình ảnh phân tích từ vệ tinh cho thấy sự cố mất điện xảy ra trên khắp bang Texas (Mỹ) do ảnh hưởng từ trận bão tuyết lịch sử.

Phúc Thịnh

Ảnh: Google Earth

Bạn có thể quan tâm