Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

3 phương án tăng, giảm giá xăng dầu

Ngày 15/5, Bộ Công Thương công bố dự thảo sửa đổi Nghị định về kinh doanh xăng dầu.

3 phương án tăng, giảm giá xăng dầu

Ngày 15/5, Bộ Công Thương công bố dự thảo sửa đổi Nghị định về kinh doanh xăng dầu.

Trong đó đưa ra ba phương án điều chỉnh giá xăng dầu theo biến động giá thực tế hoặc theo giá bình quân 30 ngày hoặc theo mức trần biến động cho cả năm.

Phương án 1, chỉ thay đổi về thời gian và mức điều chỉnh so với Nghị định 84. Việc tăng, giảm giá cách nhau 15 ngày (thay vì 10 ngày như Nghị định 84). Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở giảm dưới hoặc bằng 6% so với giá bán lẻ hiện hành thì doanh nghiệp (DN) phải giảm giá tương ứng (thay vì 12% như Nghị định 84). Trường hợp biến động làm cho giá cơ sở giảm trên 6%, cơ quan có thẩm quyền sẽ tăng thuế nhập khẩu, tăng quỹ bình ổn giá..., DN vẫn tiếp tục giảm giá bán lẻ.

 
DN có quyền tăng, giảm giá nhưng không vượt quá giá trần.

Trường hợp có biến động làm cho giá cơ sở tăng dưới hoặc bằng 5%, DN được quyền tăng giá bán lẻ tương ứng. Nếu biến động làm giá cơ sở tăng 5%-10% thì DN được tăng giá tương ứng với phần tăng 5%, cộng thêm 60% phần tăng giá còn lại và 40% sử dụng quỹ bình ổn giá để bù đắp. Trường hợp có biến động làm giá cơ sở tăng trên 10% hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân thì Nhà nước bình ổn giá thông qua điều hành thuế, quỹ bình ổn giá... Nghị định 84 quy định mức biến động đến 7% mới tăng giá.

Với phương án 2, việc tăng/giảm giá xăng dầu dựa trên giá cơ sở bình quân 30 ngày, tính theo giá giao dịch tại sàn Singapore hoặc giá công bố tại sàn giao dịch khác. Ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo, liên bộ Tài chính - Công Thương công bố giá trần bán lẻ áp dụng trong tháng. DN có quyền tăng, giảm giá nhưng không vượt quá giá trần. Nếu giá cơ sở vượt quá giá bán lẻ hiện hành từ 5% trở lên, sau khi điều chỉnh tăng đến 5%, phần còn lại liên bộ quyết định sử dụng biện pháp bình ổn. Nếu giá cơ sở thấp hơn giá bán lẻ hiện hành từ 5% trở lên, sau khi điều chỉnh giảm đến 5%, phần còn lại liên bộ quyết định trích lập quỹ bình ổn giá hoặc tăng thuế nhập khẩu.

Với phương án 3, mức trần giá bán lẻ xăng dầu cho cả năm sẽ được công bố tại ngày làm việc đầu tiên của năm. DN quyết định giá bán, thời điểm điều chỉnh giá tùy thuộc vào phương án kinh doanh của từng doanh nghiệp, theo diễn biến giá xăng dầu thế giới. Định kỳ hàng quý, cơ quan quản lý tính toán chênh lệch giữa giá cơ sở với giá bán lẻ quy định, nếu giá cơ sở vượt mức trần giá bán lẻ thì cơ quan quản lý cho phép sử dụng quỹ bình ổn giá để bù đắp chênh lệch, căn cứ vào hóa đơn bán hàng của doanh nghiệp. Mức trần giá bán lẻ xăng dầu cả năm tính bằng giá cơ sở (loại bỏ lợi nhuận định mức) trung bình năm trước cộng với mức trần tăng giá. Mức giá trần tăng giá tính bằng giá cơ sở (loại bỏ lợi nhuận định mức) trung bình năm trước nhân với CPI dự kiến trong năm của Chính phủ.

Theo Pháp Luật TP.HCM

Theo Pháp Luật TP.HCM

Bạn có thể quan tâm