Trước khi Liên Xô thay thế súng chóng tăng phản lực B41 vào thập niên 80, nó có thể diệt mọi xe tăng của NATO, kể cả các xe tăng hạng nặng.
|
Các xe tăng phổ biến của Mỹ hiện nay như M1A1, M1A2 chỉ có thể chống đạn B41 thường PG-7V ở một vài điểm trên mặt trước (nơi giáp dày nhất), chưa kể đạn hạng nặng 105mm PG-7VR. Còn hai sườn và phía sau có thể thủng bởi đạn B41. |
|
Trước đây, Đức thiết kế cho Mỹ xe tăng MBT-70 khá tốt, với các thiết bị bố trí khéo léo thành giáp hộp có khả năng chống đỡ B41 khá hiệu quả. |
|
Nhưng do giá thành đắt nên Mỹ thiết kế lại MBT-70 thành M1, thay giáp đúc bằng giáp hàn và bỏ các giáp hộp phụ. Phần chống đỡ B41 khá tốt của M1 là xích với giáp diềm có độ dày 70 mm. |
|
Tuy nhiên, khi B41 lao trúng xích, mặc dù xe tăng không cháy ngay nhưng chúng sẽ dừng vì đứt xích và trở thành mục tiêu dễ dàng của đối phương. |
|
Leopard-2 các phiên bản A4 trở lên đều có các giáp hộp phía trước rất tốt. Tuy nhiên, cũng còn nhiều điểm sơ hở mà B-41 có thể công phá, ví dụ hai sườn sau tháp pháo, sau xe... |
|
Để chống lại xe tăng hiện đại có trang bị ERA, B41 cũng có những phiên bản đạn hạng nặng 105mm tăng sức xuyên, nhưng bù lại tầm bắn hiệu quả tụt xuống do đạn nặng hơn. |
|
B41 sử dụng nguyên lý phóng khí động cân bằng, hoàn toàn khác phương pháp phóng của B40. Đầu đạn của B41 cũng có những cải tiến khác xa B40. |
|
Phương pháp khí động là phương pháp dùng các tuyến thay đổi tốc độ áp suất dòng khí. |
|
B41 có đường kính trong 40 mm, cỡ đạn to hơn cỡ nòng, đạn chỉ nhồi chuôi vào nòng súng. Giữa thân súng phình to ra thành một buồng rộng, đây là buồng đốt, chứa liều phóng, Việc tạo thành buồng đốt này sẽ đẩy súng về phía trước, nhưng lực này được cân bằng bởi lỗ thoát khí và tuye sau. |
|
Chỗ phình ra của nòng có ốp lót gỗ dán (về sau thay bằng nhựa tổng hợp) chống nóng vai xạ thủ. Súng có hai tay cầm, với người thuận bên phải thì tay phải đặt trước, trái sau. |
|
Súng có kim hỏa, cò bấm giống B40. Cũng có lò xo đẩy kim hỏa về không cản trở đạn di chuyển. |
|
Cấu tạo của B41 làm cho áp suất không tăng quá nhanh như B40. Khi áp suất cao, cấu tạo tuye xoáy trong nòng của đạn làm áp suất đồng đều và giảm chậm. Tuye sau súng làm giảm chiều dài súng. |
|
Nhờ áp suất tăng chậm nên dùng được liều phóng thuốc súng không khói, có năng lực mạnh hơn thuốc nổ đen của B40, nhồi cũng nhiều hơn. |
|
Nhờ cấu tạo này, sơ tốc đạn lớn nhưng tiếng nổ trầm do áp suất tăng giảm chậm. Tuy trầm, nhưng chấn động tiếng nổ đầu nòng rất mạnh và nguy hiểm. |
|
B41 dài 953 mm khi không đạn và 1,340 mét với đạn RPG-7. Súng ban đầu nặng 7,9 kg, đạn PG-7 nặng 2,25 kg. |
|
RPG-7D là súng gọn nhẹ cho lính đổ bộ đường không, súng có nòng sau (phần có tuye sau) tháo ra được lắp vào bộ gá dưới buồng đốt, khi sử dụng cắm vào phần còn lại, các súng hiện đại nhẹ hơn. |
|
B41 là súng RPG phổ biến nhất thế giới, ít nhất 50 nước sử dụng, có mặt trong hầu hết những cuộc chiến tranh và xung đột từ khi nó ra đời. |
|
B41 cùng với B40, ĐKZ 82 mm và ĐKZ 75 mm tạo thành nhóm súng diệt nhiều xe cộ nhất sau Thế chiến thứ hai. |
|
Súng này được rất nhiều nước sản xuất, kể cả có được phép bản quyền hay không. Kể cả những nước không thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa như Pakisstan, Iran, Iraq. |
|
B41 cũng có nhiều phiên bản giống hệt nhưng khác tên, cải tiến khác chút ít. |
http://laodong.com.vn/vu-khi/he-lo-3-bi-mat-ve-sung-chong-tang-phan-luc-sat-thu-huyen-thoai-b41-263998.bld
Đức
Iran
B41
súng chống tăng phản lực
Pakisstan
Iran
Iraq