Một điểm sạt lở và ngập úng tại xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Hoàng Nguyên/TTXVN. |
Bão số 3 và hoàn lưu sau bão có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa (26 tỉnh, thành phố); hoàn lưu bão gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ.
Theo Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến 11 giờ ngày 11/9 có 292 người chết, mất tích (152 người chết, 140 người mất tích).
Trong số đó, Lào Cai 155 người (53 người chết, 102 người mất tích); Cao Bằng 52 người tại huyện Nguyên Bình (29 người chết, 23 người mất tích); Yên Bái 40 người do sạt lở đất (37 người chết, 3 người mất tích); Quảng Ninh 13 người chết (do bão 12 người; lũ cuốn 1 người); Hải Phòng: 2 người chết do bão; Hải Dương 1 người chết do bão; Hà Nội 1 người chết do bão; Hòa Bình 5 người chết do sạt lở đất; Lạng Sơn 3 người chết do lũ cuốn, sạt lở đất; Bắc Giang 2 người chết do lũ cuốn; Tuyên Quang 3 người do lũ (2 người chết, 1 người mất tích); Hà Giang: 2 người (1 người chết; 1 người mất tích); Lai Châu: 1 người chết do sạt lở đất; Vĩnh Phúc 2 người (1 chết, 1 người mất tích do lật thuyền); Phú Thọ: 10 người (8 người mất tích tại sự cố sập cầu Phong Châu; 1 người mất tích do lũ; 1 người chết do sạt lở đất).
Về nông nghiệp, 160.851 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại (tập trung tại Hải Phòng 25.780 ha; Thái Bình 11.000 ha; Hà Nội 27.318 ha; Bắc Giang 17.138 ha; Hưng Yên 12.119 ha; Hải Dương 18.500 ha; Hà Nam 7.928 ha; Lạng Sơn 4.495 ha; Bắc Ninh 1.513 ha; Vĩnh Phúc 10.284 ha, Thái Nguyên 3.000 ha, Yên Bái 2.559 ha...).
30.700 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại (tập trung tại Hải Phòng 2.614 ha; Nam Định 509 ha; Thái Bình 3.345 ha; Hà Nội 4.046 ha; Hải Dương 3.000 ha; Hòa Bình 6.728 ha; Lạng Sơn 1.393 ha...).
16.243 ha cây ăn quả bị hư hại (tập trung tại Hải Phòng 2.550 ha; Hà Nội 3.924 ha; Bắc Giang 1.927 ha; Thái Bình 1.385 ha; Hưng Yên 1.841 ha; Hải Dương 3.000 ha...).
1.610 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi (tập trung Quảng Ninh 1.000, Hải Dương 300...). 1.313 con gia súc, 793.755 con gia cầm bị chết (tập trung ở Hải Dương 320.000, Hải Phòng 345.610 gia cầm).
Do thời gian lưu bão dài và duy trì cường độ gió bão, gió giật rất mạnh đã làm 101.344 nhà ở bị hư hỏng (tập trung Quảng Ninh 70.584, Hải Phòng 13.927, Bắc Ninh 3.450, Lạng Sơn 2.972, Bắc Giang 2.560, Yên Bái 1.754,...). 40.125 nhà bị ngập (Lào Cai: 4.616; Yên Bái: 18.697; Thái Nguyên: 5.000; Hà Giang: 570; Bắc Kạn: 319, Phú Thọ: 3.585; Lạng Sơn: 6.614; Cao Bằng: 579; Hà Nội: 145; Thanh Hóa: 138).
Nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông, trạm phát sóng di động bị gẫy đổ; cây xanh đô thị bị bật gốc, gẫy đổ la liệt trên các tuyến đường tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội… Các địa phương đang tiếp tục rà soát, thống kê thiệt hại.
Hiện nay, các bộ, ngành, địa phương đang nỗ lực tập trung thực hiện khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ các hộ dân bị thiệt hại, khôi phục lại các hoạt động thiết yếu để ổn định đời sống nhân dân...
Sách hay về xã hội
Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.
Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.