Khám phá
25 quốc gia 'mong manh' nhất thế giới năm 2014 (phần 2)
- Thứ hai, 14/7/2014 00:00 (GMT+7)
- 00:00 14/7/2014
Myanmar là quốc gia Đông Nam Á duy nhất xuất hiện trong danh sách các nước bất ổn nhất thế giới, theo bình chọn của tạp chí Foreign Policy.
|
14. Bờ Biển Ngà: Từ năm 1999, Cộng hòa Bờ Biển Ngà phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh dân sự và nhiều bế tắc chính trị. Hàng nghìn binh sĩ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và binh lính Pháp đang đóng quân tại quốc gia này. |
|
15. Syria: Nội chiến kéo dài ba năm đã khiến 150.000 người Syria thiệt mạng, hơn 4,5 triệu người buộc phải rời bỏ quê hương. Phe đối lập và các nước phương Tây từng cáo buộc Syria sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến chống quân nổi dậy. |
|
16. Guinea Bissau: Quốc gia Tây Phi nhỏ bé phải “gồng mình” với nạn bè phái và thể chế chính trị thiếu tính công minh. Năm 2012, quân đội đảo chính và đình chỉ hiến pháp. Bên cạnh đó, tình trạng bất ổn khiến Guinea Bissau phụ thuộc rất nhiều vào sự trợ giúp từ bên ngoài. 69% dân số Guinea Bissau sống trong đói nghèo và tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 54 tuổi. |
|
17. Nigeria: Đây là quốc gia đông dân nhất tại châu Phi và dân số đông thứ 8 trên thế giới. Sự phát triển kinh tế không đồng đều, nạn tham nhũng, xung đột sắc tộc, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan Boko Haram hoành hành, cùng bộ máy an ninh tàn bạo và vô kỷ luật đã kiềm chế sự phát triển của Nigeria. Hơn 62% dân số nước này “song hành” với nạn nghèo đói cùng cực. |
|
18. Kenya: Từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha và Anh, Kenya đang đối mặt với áp lực lớn về nhân khẩu học. Nơi đây trở thành “trại tập trung” của hơn 400.000 dân tị nạn từ Somalia cùng hàng chục ngàn người Nam Sudan, Ethiopia và Uganda. Tỉ lệ thất nghiệp tại Kenya là khoảng 40%. Những cuộc tấn công khủng bố do nhóm thánh chiến Al-Shabaab thực hiện đã đe dọa nghiêm trọng tới vấn đề an ninh của quốc gia này. |
|
19. Niger: Tỉ lệ trẻ sơ sinh ở Cộng hòa Niger xếp thứ 7 trên thế giới và 68% dân số ở độ tuổi dưới 25. Nhân khẩu học là vấn đề khiến giới chức nước này phải đau đầu khi trung bình, mỗi phụ nữ sinh tới 7 đứa trẻ. Bên cạnh đó, dòng người tị nạn từ Libya, Mali và Nigeria tràn qua biên giới và sự hoành hành của nhóm khủng bố Al-Qaeda tại khu vực Hồi giáo Maghreb đã khiến Niger chìm sâu trong bất ổn. |
|
20. Ethiopia: 64% dân số ở của Ethiopia ở độ tuổi dưới 25. Đây cũng là quốc gia có tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao nhất thế giới. |
|
21. Burundi: Hơn 48.000 người Burundi sống lưu vong tại nước láng giềng Tanzania. Cuộc nội chiến kéo dài hơn một thập kỷ (1993- 2005) tiếp tục đẩy khoảng 140.000 người phải rời xa quê hương. Chưa đầy 2% dân số Burundi có điện sinh hoạt. Cứ 15 người Burundi thì có 1 người nhiễm HIV hoặc AIDS và chỉ một nửa số trẻ em có cơ hội học tập. |
|
22. Uganda: Chủ nghĩa bè phái, áp lực dân số, người tị nạn và dân di cư là những vấn đề nổi cộm tại quốc gia không giáp biển và nằm trọn trong lục địa châu Phi. Các phong trào của quân nổi dậy nhằm hạ bệ Tổng thống Yoweri Museveni đã diễn ra trong nhiều năm qua. Trong số đó, phiến quân Quân đội Kháng chiến của Chúa (LRA) do 'bạo chúa khát máu' Joseph Kony cầm đầu đã giết hại hàng nghìn người và trở thành một trong những đội quân trẻ em lớn nhất trong lịch sử. |
|
23. Eritrea: Quốc gia nhỏ bé ở vùng Sừng châu Phi chịu sự cai trị của chế độ độc tài từ khi giành độc lập khỏi Ethiopia năm 1993. Eritrea phải đối mặt với các lệnh trừng phạt quân sự và kinh tế của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc do chính phủ nước này hỗ trợ các nhóm vũ trang Hồi giáo trong khu vực. |
|
24. Myanmar: Là quốc gia Đông Nam Á duy nhất xuất hiện trong danh sách, Myanmar phải đối diện với những bất ổn nghiêm trọng giữa các nhóm sắc tộc thiểu số, đặc biệt là mâu thuẫn giữa các sắc dân Phật giáo và người Hồi giáo Rohingya. Chính phủ Myanmar cũng phải vật lộn với cuộc khủng hoảng trong hệ thống pháp luật sau quá trình chuyển đổi thể chế từ chính quyền quân sự sang dân sự nhằm hướng tới hệ thống nghị viện cởi mở hơn. |
|
25. Liberia: Quốc gia nhỏ nằm dọc bờ biển phía tây của châu Phi đang dần thoát khỏi cái bóng của một quốc gia bất ổn do quá trình chuyển đổi thể chế theo hướng dân chủ và quá trình tái thiết cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, Liberia vẫn phải vật lộn với một số lượng lớn người tị nạn và di cư, tàn dư của cuộc nội chiến lần thứ hai kéo dài 14 năm (1989-2003). |
Anh
Pháp
Liên Hợp Quốc
Hội đồng Bảo an
Myanmar
quốc gia
bất ổn
chính trị
sắc tộc
tôn giáo
pháp luật
nội chiến
lịch sử
dân số
trẻ em
bạo chúa
HV