Hamburg trở thành tâm điểm của thế giới khi những nhà lãnh đạo từ các nền kinh tế lớn nhóm họp tại thành phố này. Đây được coi là thách thức lớn đối với giới chức an ninh Đức.
Để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Hamburg, chính phủ Đức huy động 20.000 cảnh sát.
Khủng bố luôn là mối lo lớn của các quốc gia châu Âu. Hàng loạt vụ tấn công diễn ra tại Anh, Pháp, Đức, Bỉ trong nhiều tháng qua khiến giới chức an ninh Đức đặc biệt cảnh giác với các hoạt động khủng bố.
G20 ra đời năm 1999, là sân chơi của những nền kinh tế lớn nhất thế giới với hơn 80% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu. Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay có chủ đề "Định hình một thế giới kết nối", với 3 trọng tâm là tạo dựng nền tảng tự cường, tăng cường tính bền vững và tăng cường trách nhiệm.
Cảnh sát rà soát tại khu vực cắm trại của người biểu tình.
Khoảng 30 cuộc biểu tình lớn nhỏ diễn ra nhằm phản đối hội nghị năm nay. Một số nhóm tổ chức biểu tình như Liên đoàn thương mại Đức, tổ chức Greenpeace, Oxfam và 12 tổ chức khác đã nộp đơn yêu cầu kéo dài thời gian biểu tình với sự tham gia của hơn 100.000 người. Đây được coi là thách thức dành cho lực lượng an ninh.
Cảnh sát Đức cưỡi ngựa tuần tra trên đường phố Hamburg.
Thủ tướng Đức Angela Markel được bảo vệ mọi lúc mọi nơi. Bên lề hội nghị G20, bà Merkel gặp gỡ và tiếp xúc song phương cùng hàng loạt nhà lãnh đạo trên thế giới. Giới chức an ninh Đức cam kết sẽ không để các hành động bạo lực diễn ra, gây ảnh hưởng tới hội nghị.
Ảnh chụp sở cảnh sát Hamburg, nơi các nhân viên an ninh theo dõi tình hình thành phố thông qua hàng trăm camera an ninh.
Đêm 4/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường thăm Đức, Hà Lan và dự Hội nghị G20 theo lời mời của Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có cuộc gặp song phương chính thức vào ngày 7/7 tới, bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức.