20 lý do khiến Mỹ chưa đánh Iran (Kỳ 1)
Đánh Iran thì Mỹ có nguy cơ bị trả đũa, bị cộng đồng quốc tế lên án... và nguy hiểm hơn là thua trận...
Có tới 20 lý do để Mỹ tránh một cuộc chiến tranh chống lại Iran. |
Đầu tiên, trong thế giới Hồi giáo, Iran rõ ràng đang có xu hướng đi đầu trong phong trào ủng hộ giới hạn và không phổ biến vũ khí hạt nhân thông qua các cam kết tôn giáo chống lại vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD).
Lãnh tụ tối cao của Iran, Ayatollah Khamenei, từng ban hành một sắc dụ tôn giáo, được gọi là Fatwa, hồi tháng 9/2005 (Fatwa 2005), có nội dung cấm sản xuất, tàng trữ và phổ biết tất cả các loại WMD.
Fatwa là một quyết định thuộc hệ thống luật lệ, quy tắc Hồi giáo được ban hành bởi một nhân vật có tầm ảnh hưởng tối cao về mặt chính trị lẫn tôn giáo. Nhìn chung, Fatwa không ràng buộc về mặt pháp luật mà chỉ tác động về mặt tâm linh.
Trong một bài bình luận trên tờ Globe Jakarta, nhà báo Jamil Maidan Flores từng cho biết: “Sắc dụ của Ayatollah Khamenei về vũ khí hạt nhân có giá trị trên một vài khía cạnh. Ông ban hành nó như là một lãnh tụ tinh thần và thế tục tối cao của Iran. Sắc dụ ràng buộc, có ảnh hưởng đến toàn bộ cộng đồng người Shiite ở Iran và cũng ràng buộc chính bản thân ông - người ban hành nó”.
Trên thực tế, lãnh tụ tối cao của Iran có nhắc lại sắc dụ này nhiều lần trong các tuyên bố của ông, chẳng hạn, hồi tháng 2 năm nay, khi ông tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân là “tội lỗi”.
Lãnh đạo Iran luôn phản đối việc theo đuổi và sở hữu vũ khí hạt nhân. |
Thứ 2, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, IAEA, trong suốt thập kỷ qua, sau hơn 4.000 giờ kiểm tra, thường xuyên và liên tục, đều thống nhất, Iran hoàn toàn không sở hữu vũ khí hạt nhân. IAEA kết luận, không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ các hoạt động hạt nhân của Iran đang đi chệch hướng, hướng tới việc chế tạo và sản xuất bom hạt nhân.
Thứ 3, giới tình báo Mỹ và Israel đều khẳng định chắc nịch rằng Iran không theo đuổi chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân.
Giám đốc Cục Tình báo Quốc gia Mỹ (CIA) James Clapper khẳng định rằng: "Iran đang có các lựa chọn mở về việc phát triển vũ khí hạt nhân... Tuy nhiên, chúng tôi không biết, liệu cuối cùng Iran có quyết định phát triển vũ khí hạt nhân hay không”.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Leon Panetta cũng từng đưa ra khẳng định liên quan đến việc Iran không phát triển vũ khí hạt nhân mạnh mẽ hơn Clapper.
“Họ đang nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân không? Câu trả lời là không”, ông Panetta nhấn mạnh hôm 8/1/2012.
Tình báo lẫn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đều tin Iran không có tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân. |
Trong khi đó, tình báo Israel cũng không tin rằng Iran đang theo đuổi vũ khí hạt nhân. Tháng 1/2012, Haaretz đưa tin, Israel tin Iran “vẫn chưa quyết định xem liệu có nên phát triển vũ khí hạt nhân mà cụ thể hơn là một đầu đạn hạt nhân gắn trên tên lửa hay không”.
Cũng trong tháng đó, trong một phiên điều trần, Giám đốc Tình báo Quân đội Israel là Tướng Aviv Kochavi cũng nhấn mạTrung Quốc, Iran không muốn sản xuất bom hạt nhân. Cộng đồng quốc tế cũng chấp nhận các kết luận này.
Thứ 4, nếu Mỹ tấn công Iran, cuộc chiến này sẽ làm đảo ngược những nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới và làm suy yếu Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT). Kể từ khi Mỹ là một thành viên của hiệp ước NPT, ở trong địa vị là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân với hơn 5.000 đầu đạn, việc đe dọa hạt nhân để tấn công một nhà nước không có vũ khí hạt nhân như Iran sẽ rất có hại cho uy tín NPT.
Thứ 5, nếu Israel đơn phương đánh Iran, hậu quả sẽ còn thảm khốc hơn nữa cho NPT. Trong trường hợp này, một quốc gia hạt nhân không phải là thành viên của NPT lại đe dọa tấn công một nhà nước phi hạt nhân là thành viên của NPT. Kết quả là, bất cứ cuộc tấn công nào của Israel cũng sẽ khiến uy tín của NPT suy giảm nghiêm trọng và các nỗ lực để không phổ biến vũ khí hạt nhân thông qua hiệp ước sẽ trở thành vô ích.
Thứ 6, một cuộc tấn công của Mỹ và Israel vào các cơ sở hạt nhân của Iran có khả năng không thể phá hủy hoàn toàn các chương trình hạt nhân của nước này. Thậm chí, nó cũng có thể không gây bất cứ cản trở lớn nào, thậm chí còn kích thích Iran xúc tiến chương trình hạt nhân mạnh mẽ hơn nữa.
Tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran sẽ càng kích thích nước này đẩy mạnh chương trình hạt nhân. |
Thứ 7, Iran sẽ rút khỏi NPT, đình chỉ các cuộc đàm phán hạt nhân quốc tế, trục xuất tất cả các thanh sát viên nước ngoài ra khỏi các cơ sở hạt nhân. Sau đó, họ sẽ bắt đầu tìm cách che đậy.
Thứ 8, một cuộc tấn công của Israel hay Mỹ vào Iran sẽ dập tắt hy vọng “tái thiết” quan hệ hữu nghị giữa Tehran và Washington và trong nhiều thập kỷ tới, 2 nước này sẽ rơi vào trạng thái đối đầu gay gắt.
Thứ 9, trong trường hợp bị tấn công, nhân dân Iran lẫn các phe phái chính trị trong nước sẽ đoàn kết lại để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, quyền tự chủ của họ và chống lại các mối đe dọa an ninh.
Thứ 10, nỗ lực cải thiện quan hệ với thế giới Hồi giáo là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama. Điều này được nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Cairo ngày 4/6/2009. Khi đó, ông chủ Nhà Trắng kêu gọi cho "sự khởi đầu mới" giữa Mỹ và thế giới Hồi giáo. Tuy nhiên, một cuộc tấn công vào Iran của Mỹ và Israel sẽ làm sống lại tình cảm chống Mỹ trong thế giới Hồi giáo và thậm chí, một số khu vực khác trên thế giới.
Còn nữa
Phương Đăng
Theo Infonet