Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hai lần xin lỗi của Thơ Nguyễn

Kênh Thơ Nguyễn nhiều lần gây tranh cãi khi đăng tải nội dung không lành mạnh cho trẻ em. Trong đó, có 2 lần đại diện ekip lên tiếng xin lỗi dư luận.

Tối 15/3, trang YouTube Thơ Nguyễn đăng tải đoạn clip với tiêu đề "Tạm biệt...".

Trong video, đại diện ekip Thơ Nguyễn công khai bức thư gửi đến YouTube, trong đó cho biết sẽ "tắt kiếm tiền trên toàn bộ video của kênh Thơ Nguyễn và Thơ Nguyễn Family". Có khoảng 1.000 video được đăng trên các kênh này.

Ngoài ra, ở cuối video là bức thư Thơ Nguyễn viết tay gửi lời xin lỗi đến các khán giả "đặc biệt là những em nhỏ và phụ huynh".

Lời xin lỗi lần đầu

Tuy nhiên, đây không phải lần đầu kênh hướng đến trẻ em này lên tiếng xin lỗi cộng đồng sau những lùm xùm về nội dung không lành mạnh.

Thơ Nguyễn bắt đầu được biết đến như một kênh YouTube dành cho trẻ em từ tháng 3/2016. Một năm sau, kênh này đạt 1,6 triệu lượt theo dõi.

Năm 2017, Thơ Nguyễn đăng tải đoạn video tiêu đề: "Thí nghiệm đun lon nước và cái kết". Nội dung bao gồm những hình ảnh dùng lửa đốt 4 lon nước ngọt và bia để chứng kiến hiện tượng xảy ra.

Viết trong phần miêu tả, Thơ Nguyễn thừa nhận: "Hôm nay rảnh rỗi sinh nông nổi nên chị thử làm thí nghiệm nho nhỏ, hay cũng có thể gọi là trò nghịch dại, chơi ngu cũng được...".

2 lan xin loi cua Tho Nguyen anh 1

Nhiều video của Thơ Nguyễn bị chỉ trích không mang lại giá trị hữu ích, thậm chí gây nguy hiểm cho trẻ em. Ảnh: Cắt từ clip.

Bên cạnh đó, kênh YouTube này còn đăng nhiều video thử nghiệm nguy hiểm như bỏ đá khô vào chai nước gây nổ tung; các nội dung thử thách 24h như "24h sống lênh đênh trên hồ nước", "24h trong giấy, gầm bàn, nhà phao", "24h sống ở bãi rác"... bị người xem phản ánh không mang lại giá trị giáo dục cho trẻ em.

Dù Thơ Nguyễn có đưa ra khuyến nghị các em nhỏ tránh làm theo. Tuy vậy, nhiều phụ huynh thời điểm đó cho rằng vì tò mò, trẻ em sẽ bỏ qua cảnh báo này.

Trước phản ứng của dư luận, Thơ Nguyễn đã xoá các đoạn clip nói trên. Nữ YouTuber đăng tải thông báo xin lỗi trên trang Facebook. Tuy nhiên, bình luận của người dùng khi đó cho rằng đây giống như lời chống chế, giải thích hơn là nhận sai sót chân thành.

Cũng trong năm này, Thơ Nguyễn tiếp tục bị người dùng Internet chỉ trích vì đoạn clip “Làm bồn tắm thạch Gelli Baff khổng lồ” đăng từ 11/2016, nội dung chính là hướng dẫn người dùng tạo một chiếc bồn tắm thạch.

Tranh cãi một lần nữa nổi lên do video xuất hiện hình ảnh nhân vật nữ chính nằm rên rỉ bên trong bồn tắm, mà theo cô là vì “bị chuột rút”. Ở lần này, đại diện ekip Thơ Nguyễn từ chối nhận lỗi.

Lời xin lỗi thứ hai

Mới đây, trong 2 ngày 25 và 27/2, TikToker Thơ Nguyễn đăng 2 clip có nội dung liên quan đến búp bê kumanthong. Đáng chú ý, ở clip đăng ngày 27/2, Thơ Nguyễn cho biết do "nhận được nhiều yêu cầu của các em nhỏ" nên quay video dùng búp bê để "xin vía học giỏi".

Các đoạn clip sau đó nhanh chóng khiến nhiều phụ huynh bức xúc, kêu gọi tẩy chay Thơ Nguyễn trên mạng xã hội. Tối 10/3, trang TikTok này ẩn phần lớn các video đã đăng. Ngày 11/3, trang Facebook của Thơ Nguyễn tạm khóa.

Ngày 11/3, trao đổi với Zing , ông Lê Quang Tự Do, Cục phó Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), cho biết cơ quan chức năng đã liên hệ với chủ tài khoản Thơ Nguyễn.

Sáng 15/3, ekip Thơ Nguyễn làm việc với Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương. Tính đến chiều 15/3, cả 3 trang chính thức của Thơ Nguyễn trên TikTok, Facebook, YouTube đều đã xóa toàn bộ nội dung.

Tối 15/3, kênh YouTube của Thơ Nguyễn giữ lại video giải thích về vụ việc ồn ào liên quan đến Kumanthong và clip nội dung xin lỗi cộng đồng.

2 lan xin loi cua Tho Nguyen anh 2

Bức thư gửi đến YouTube được đại diện kênh Thơ Nguyễn công bố. Ảnh: Cắt từ clip.

Theo giải trình của Thơ Nguyễn, chính sách của TikTok chỉ cho phép đăng tải mỗi đoạn video có thời lượng tối đa là 60 giây. Do đó, hai video kể trên được đăng tải ở hai thời điểm khác nhau (không liên tục) gây hiểu nhầm cho cộng đồng mạng.

Qua phân tích nội dung các clip của cơ quan chức năng, YouTuber Thơ Nguyễn thừa nhận đã nhận thức được hành vi vi phạm và cho biết bản thân không cố ý.

Theo chuyên trang theo dõi, thống kê và phân tích các mạng xã hội SocialBlade, kênh của Thơ Nguyễn thu về hơn 1,7 tỉ lượt xem trong năm 2020, trung bình khoảng 144 triệu lượt xem/tháng. Kể từ khi thành lập vào ngày 6/3/2016, tính đến nay kênh YouTube Thơ Nguyễn đã đạt gần 6,3 tỷ lượt xem. Mỗi tháng, kênh này có thể thu về tối đa 420,4 nghìn USD.

Thực tế, không ít phản ứng của người dùng Internet trên các hội nhóm cho rằng, việc ekip Thơ Nguyễn ẩn toàn bộ video trên các kênh là cách để tránh mổ xẻ tiếp theo của công chúng với các nội dung này.

TikTok, YouTube có nợ người dùng lời xin lỗi?

Việc Thơ Nguyễn có trở lại YouTube, TikTok dường như không quan trọng bằng việc trào lưu tạo ra các nội dung gây hại, phản cảm vẫn chưa biến mất hoặc được ngăn chặn sớm trên các nền tảng này.

Trong chính sách sử dụng, TikTok cũng nêu rõ chỉ người trên 13 tuổi mới có thể sử dụng nền tảng này. Có thể thấy, mạng xã hội này không chào đón người dùng dưới tuổi vị thành niên.

Tuy nhiên, nhóm tuổi này vẫn có thể dễ dàng tiếp cận các nội dung trên TikTok mà không cần đăng nhập. Bất cứ ai có liên kết đến video đều tiếp cận được. Cách làm này khác hoàn toàn với cơ chế gắn nhãn độ tuổi của YouTube đang áp dụng. Theo đó, những video có nội dung người lớn trên YouTube buộc người dùng đăng nhập mới có thể xem.

Trong khi đó, YouTube dù có gắn nhãn độ tuổi, việc xác định video gây hại cho trẻ em vẫn chủ yếu dựa vào hình thức "report" từ cộng đồng và không phải lúc nào tính năng này cũng hoạt động hiệu quả. Trước khi bị phát hiện và gỡ bỏ, các nội dung này đã kịp tiếp cận đến hàng triệu khán giả, chẳng hạn như trào lưu thử thách làm theo quái vật Mono kinh dị trên YouTube.

Do không có cách ngăn chặn hữu hiệu từ nền tảng, các "nhà sáng tạo nội dung" độc hại, tiêu cực hiếm khi bị xử lý cho đến khi cơ quan chức năng, báo chí vào cuộc. Không ít lần các kênh YouTube Việt Nam đăng tải các clip nội dung "xin lỗi", "clip cuối", "tạm biệt" song thực chất là chiêu trò thu hút lượt xem.

Tháng 11/2019, kênh NTN Vlogs đăng video "Xóa kênh (Delete Channel)" sau clip "thả 100 cái dao trên cao xuống" bị dư luận đánh giá phản cảm.

Tháng 12/2020, Bộ TT&TT điểm tên các kênh YouTube có nội dung nhảm nhí bị Google gỡ bỏ, tắt kiếm tiền gồm ''Hành tinh đồ chơi'', "Hưng Vlog", "Hậu Cáo".Tuy nhiên, đến nay, các kênh này vẫn tiếp tục hoạt động.

Ekip Thơ Nguyễn xin lỗi, ẩn video và dừng kiếm tiền từ YouTube

Sau khi làm việc với Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương, ekip của Thơ Nguyễn đăng tải đoạn clip xin lỗi, thông báo tắt kiếm tiền và ẩn toàn bộ video.

Thơ Nguyễn phơi bày chính sách lỏng lẻo của TikTok

TikTok chỉ cho phép người dùng 13 tuổi trở lên được sử dụng nền tảng. Tuy vậy, bằng nhiều cách, người dùng chưa đủ tuổi vẫn có thể tiếp cận các video có nội dung xấu.

Thơ Nguyễn 'cầu vía học giỏi' trên TikTok, nhiều phụ huynh phản đối

Video dùng búp bê ''cầu vía học giỏi" của kênh TikTok Thơ Nguyễn đang gây tranh cãi vì không phù hợp với kênh cho trẻ em.

Bat loi cua iPhone 16 hinh anh

Bất lợi của iPhone 16

0

iPhone 16 có mặt tại 60 quốc gia mà không có tính năng AI như đã hứa, khiến khách hàng phải chờ đợi. Các tính năng AI sẽ được ra mắt “nhỏ giọt” từ bản cập nhật tháng 10.

Huỳnh Lộc

Bạn có thể quan tâm