Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tạp chí tri thức trực tuyến

1Q84 - sự trở lại của tác giả Rừng Nauy

Sau 3 năm, Haruky Murakami trở lại với 1Q84, tác phẩm dài hơi với những nỗi ám ảnh về số phận con người giữa hiện thực và hư ảo.

1Q84 - sự trở lại của tác giả Rừng Nauy

Sau 3 năm, Haruky Murakami trở lại với 1Q84, tác phẩm dài hơi với những nỗi ám ảnh về số phận con người giữa hiện thực và hư ảo.

Bìa cuốn sách.

1Q84 được đánh giá là cuốn sách khá dễ đọc so với các tác phẩm khác của Haruky Murakami. Tác phẩm xoay quanh cuộc sống song song của hai nhân vật chính là bạn từ thuở nhỏ, là Aomame và Tengo.

Aomame đang sống ở năm 1984. Bản Sinfonietta của Leoš Janáček phát ra từ đài FM trong chiếc taxi trên đường cao tốc thủ đô khiến nàng bắt đầu nhận thấy có gì đó bất thường trong thế giới thực tại. Nàng phát hiện ra sự tồn tại của một thế giới không phải thế giới này. Với rất nhiều câu hỏi chưa lời giải cho những bất thường đang diễn ra xung quanh , nàng đặt tên cho năm mình đang sống là 1Q84, “Q” là chữ cái đầu của từ “question”.

Tengo cũng sống ở năm 1984. Anh dạy toán tại một trường dự bị. Ôm mộng văn chương, có thừa tài năng nhưng mặc cảm quá khứ về người mẹ như một tảng đá khổng lồ đang chặn đứng dòng năng lượng trong anh khiến anh vẫn mãi chỉ là một kẻ bồi bút vô danh. Tuy nhiên một kế hoạch đầy mạo hiểm của Komatsu, biên tập viên lão luyện của tạp chí văn nghệ, đã đẩy anh vào một rắc rối ghê gớm. Chính rắc rối ấy sẽ đưa Tengo gặp lại người bạn gái thời tiểu học vẫn luôn ám ảnh anh.

Với đầy đủ hiện thực lẫn huyền ảo, Murakami đưa ta lạc vào một thế giới hấp dẫn trong 1Q84. Cuốn tiểu thuyết gồm các chương xen kẽ về Aomame và Tengo. Khi đọc xong về Aomame, bạn chắc chắn sẽ muốn tiếp tục với Tengo và ngược lại. Một tác phẩm xứng đáng với ba năm chờ đợi của những độc giả yêu mến Murakami.

Murakami từng nói: Tôi không nghĩ mình là nhà văn hậu hiện đại, mặc dù nếu bạn gọi tôi bằng cái tên đó thì tôi không phản đối. Nói thật, người ta gọi tôi là gì tôi cũng chẳng quan tâm. Theo ý tôi, tôi chỉ là người kể chuyện. Một người kể chuyện khá cừ, chắc vậy. Tôi cho rằng trên thế giới có hai loại tiểu thuyết gia: tiểu thuyết gia đầy cảm hứng và tiểu thuyết gia thường. Bạn cũng đoán được rồi đó, tôi muốn mình là loại thứ nhất. 1Q84, tác phẩm trộn lẫn hiện thực và kỳ ảo với một tỷ lệ chính xác đến kinh ngạc, thêm một lần nữa chứng minh tài năng kể chuyện của ông.

The New York Times Book Review nhận xét về cuốn sách này: “Murakami giống như một nhà ảo thuật đang diễn giải những gì mình thực hiện trong lúc biểu diễn song vẫn khiến người ta tin rằng ông sở hữu một sức mạnh siêu nhiên… Trong khi bất cứ ai cũng có thể  kể một câu chuyện giống như một giấc mơ, ông là một trong số ít nghệ sĩ có thể khiến chúng ta thấy mình thực sự đang mơ, giống như với tiểu thuyết này.”

Tập 1 cuốn tiểu thuyết 1Q84 dày 464 trang, do Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn phát hành. Giá bìa 115.000 đồng.

Trích 1Q84: Aomame - Cảnh sắc thay đổi - quy tắc thay đổi

 

Ngoại trừ sự kiện hồ Motosu và vụ án của nhân viên thu phía của đài NHK, các sự kiện, biến cố và tai nạn khác xảy ra trong tuần ấy, Aomame đều nhớ rõ như in. Mọi tin tức khác ngoài hai vụ việc này, nàng đều không bỏ qua. Nàng nhớ khi ấy đã đọc kỹ từng bài báo một. Vậy mà, chỉ riêng vụ đấu súng ở hồ Motosu và vụ án của nhân viên đài NHK là không để lại chút ký ức nào trong đầu nàng. Vì sao? Cứ cho là đầu óc mình có vấn đề, nhưng liệu có thể có việc mình chỉ bỏ sót các bài báo đưa tin về hai sự kiện này, hoặc chỉ khéo léo xóa đi những phần liên quan đến chúng trong ký ức được sao?

Aomame nhắm mắt lại, lấy đầu ngón tay ấn mạnh lên huyệt Thái dương. Không, biết đâu là có chuyện ấy thật. Trong óc mình đã hình thành thứ gì đó tương tự như chức năng thay đổi hiện thực, nó chọn ra một số tin tức đặc biệt nào đó, che kín bằng một lớp vải đen dày, không để mắt mình nhìn thấy, cũng không để chúng lưu lại trong trí nhớ. Chẳng hạn như chuyện đấu súng và sắc phục của cảnh sát, Liên Xô và Mỹ hợp tác xây dựng căn cứ mặt trăng, nhân viên thu phí đài NHK dùng dao đâm bị thương sinh viên, các phần tử quá khích và lính đặc nhiệm của lực lượng phòng vệ đấu súng kịch liệt bên hồ Motosu... những tin kiểu như thế.

Thế nhưng, rốt cuộc giữa những sự kiện này có điểm gì chung?

Có nghĩ nát óc, cũng chẳng thấy có điểm chung nào.

Aomame lấy cán bút bi gõ gõ lên răng cửa, vắt óc trầm ngâm. Sau một lúc lâu, Aomame đột nhiên nghĩ:

Thế này chẳng hạn, có thể cho rằng... không phải mình có vấn đề, mà vấn đề nằm ở thế giới xung quanh mình hay không? Không phải ý thức và tinh thần của mình có gì bất thường, mà là do ảnh hưởng của sức mạnh kỳ bí nào đó, bản thân thế giới xung quanh mình đã chịu sự thay đổi nào đó.

Nghĩ đi nghĩ lại, Aomame nhận thấy giả thiết này có vẻ tự nhiên hơn. Không có cảm giác nào khiến nàng thấy ý thức của nàng bị khiếm khuyết hay biến dạng. Rồi nàng tiếp tục triển khai rộng hơn giả thiết này.

Xảy ra hỗn loạn không phải mình, mà là thế giới.

Tengo - Cuộc cách mạng đổ máu thực sự

Thầy giáo nhìn đôi bàn tay nhỏ nhắn đang nắm chặt lại của Fukaeri. "Song vẫn còn một vấn đề nữa", thầy giáo nói với Tengo, "cậu và người tên là Komatsu kia định giới thiệu Nhộng không khí với mọi người, biến Eri thành tiểu thuyết gia. Nhưng con bé mắc chứng khó đọc. Các cậu có biết không?"

"Lúc trên tàu điện tới đây, tôi cũng nắm được sơ qua tình hình"....

... "Eri hình như rất tin tưởng cậu". Một lú sau, ông nói với Tengo, "lý do thì tôi không rõ, nhưng có điều..."

Tengo im lặng đợi ông nói tiếp.

"Có điều tôi tin tưởng Eri. Nếu nó nói có thể phó thác tác phẩm cho cậu, thì tôi chỉ còn cách chấp nhận. Tuy nhiên, nếu cậu thực sự định tiến hành kế hoạch này, thì cần phải hiểu vài điều về con bé trước đã". Thầy giáo dưỡng như phát hiện ra mấy vụn chỉ nhỏ, lấy móng tay búng khẽ mấy lần lên đùi phải, "con bé trải qua thời thơ ấu ở đâu, vì nguyên do gì mà đến chỗ tôi. Chuyện kể ra cũng dài lắm".

"Tôi xin lắng nghe".

Fukarei ngồi bên cạnh Tengo đổi lại tư thế, vẫn nắm chặt tay vào vạt áo len, khép lại nơi cổ.

"Fukada Tamotsu là tên cha con bé. Sau khi rời khỏi trường đại học, ông ta dẫn theo mười mấy sinh viên thành phần chủ chốt của đội Hồng vệ binh, gia nhập "trường Takashima". Hầu hết các sinh viên đều bị đuổi học, họ cần một nơi nương thân tạm thời, mà Takashima cũng không phải chỗ quá tệ. Việc này từng trở thành chủ đề nóng trên phương tiện truyền thông lúc đó. Cậu biết chứ".

"Có thể nói Fukada bị rơi vào một trạng thái giằng co", thầy giáo nói. "sâu thẳm trong lòng ông ta không còn tin vào khả năng và sự lãng mạn của cách mạng. Song ông ta lại không thể hoàn toàn phủ định nó. Phủ định cách mạng, có nghĩa là phủ định cả cuộc đời ông... Vậy là, ông ta cứ qua lại giữa Sakigake và công xã ly khai. Fukada đảm nhiệm vai trò lãnh tụ của Sakigake, đồng thời giữ vị trí cố vấn cho công xã chủ rương dùng bạo lực cách mạng kia. Trức là, một người từ sâu thẳm trong lòng đã không còn tin vào cách mạng nữa, lại vẫn phải tiếp tục tuyên truyền lý luận cách mạng cho người khác... Sakigake chia tách vào năm 1976. Một năm sau đó, Fukaeri rời công xã, đến nhà tôi. Đồng thời từ đó, công xã của phe ly khai bắt đầu có tên mới: Akebono".

Tengo ngẩng mặt lên, nheo mắt. "Đợi chút đã", anh nói. Akebono. Cái tên này rõ ràng anh cũng nghe ở đâu đó rồi, nhưng không hiểu sao ký ức lại trở nên hết sức mơ hồ, không sao nắm bắt được. Những gì anh với tới, chỉ là những mảng lờ mờ thoạt nhìn có vẻ như là sự thực. "Tổ chức Akebono này mới đây hình như đã gây ra chuyện gì lớn lắm phải không".

"Đúng thế", thầy giáo Ebisuno đáp, đoạn nhìn Tengo bằng ánh mắt nghiêm túc lạ thường, "đúng thế, chính tổ chức Akebono nổi tiếng đã đấu súng với cảnh sát và lực lượng phòng vệ ở khu rừng gần hồ Motosu".

Thiên Thanh

Theo Infonet

Thiên Thanh

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm