Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

180.000 người chết mỗi năm vì nước ngọt

Sử dụng soda và các loại đồ uống có đường là nguyên nhân gián tiếp cướp đi mạng sống của 180.000 người/năm, chủ yếu do bệnh tiểu đường.

180.000 người chết mỗi năm vì nước ngọt

Sử dụng soda và các loại đồ uống có đường là nguyên nhân gián tiếp cướp đi mạng sống của 180.000 người/năm, chủ yếu do bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu mới được trang tin khoa học LiveScience đăng tải khẳng định, trong số 15 quốc gia gánh chịu thiệt hại nhiều nhất, Mexico dẫn đầu với tỷ lệ người chết lên tới 318/1 triệu người/năm. Quốc gia có số người chết liên quan tới nước ngọt ít nhất là Nhật Bản với 10 trường hợp/1 triệu người/năm.

 
 Uống nước ngọt làm tăng nguy cơ tử vong.

Những nghiên cứu trước đây cho rằng sử dụng đồ uống có đường không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim và ung thư. Tuy nhiên, số người chết đáng báo động mà nghiên cứu vừa được công bố cho thấy sự khác biệt hoàn toàn.

Gitanjali M. Singh, chuyên gia nghiên cứu bậc sau tiến sĩ tại trường Y tế công cộng Harvard của Mỹ cho biết: “Phát hiện của chúng tôi sẽ thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới nhằm thi hành những chính sách hiệu quả để giảm mức tiêu thụ đồ uống có đường”.

Nghiên cứu này được đưa ra sau khi thống kê số liệu từ 114 quốc gia, với các cuộc khảo sát chế độ ăn uống cũng như số người tử vong do các loại bệnh có liên quan tới nước ngọt. Đồ uống có đường làm tăng cân, tỷ lệ thuận với nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư.

Như vậy, việc sử dụng số lượng lớn đồ uống có đường bị cáo buộc gây ra 133.000 trường hợp tử vong do tiểu đường, 44.000 trường hợp tử vong do bệnh tinh mạch và 6.000 trường hợp tử vong do ung thư. Trong khi đó, Hiệp hội Tim mạch Mỹ cũng khuyến cáo mọi người không nên tiêu thụ hơn 450 calo mỗi tuần từ đồ ướng có đường.

Ngay sau khi nghiên cứu này được tuyên bố, Hiệp hội đồ uống Mỹ đã lên tiếng phản kháng. Thông báo chính thức khẳng định: “Các nhà nghiên cứu đã có bước nhảy vọt khi tính toán lượng nước giải khát trên khắp thế giới và cáo buộc đồ uống chính là nguyên nhân gây ra cái chết của những người mà bản thân tác giả nghiên cứu thừa nhận đó là bệnh mãn tính”.

Hồng Duy

Theo Infonet

Hồng Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm