1. Chỉ ước tính mức chi tiêuTrước khi lập một khoản ngân sách, bạn phải biết chính xác tiền của mình tiêu vào đầu và chi phí sinh hoạt thực sự của bản thân. Chỉ ước tính hoặc đoán là hoàn toàn vô ích, bởi có thể bạn chi nhiều hơn mình nghĩ. “Bạn nên theo dõi chi tiêu của cá nhân 1-2 tháng trước khi lập ngân sách”, Barry Choi, chuyên gia tài chính cá nhân chia sẻ. “Hãy lập danh sách tất cả mọi thứ đã chi tiêu. Bằng cách này, bạn có thể biết được tiền của mình đã đi đâu và lập được một ngân sách thiết thực nhất”, Choi đưa lời khuyên. |
2. Quên tiết kiệm cho những tình huống ngoài mong đợiNgân sách không chỉ hữu ích cho việc quản lý chi tiêu mà còn giúp bạn tạo lập khoản tiết kiệm cá nhân. Khi bạn lập ngân sách những khoản chi tiêu cố định và biến đổi, đừng quên tiết kiệm. Hãy coi tài khoản tiết kiệm như một chi phí trong ngân sách. Nhờ đó, bạn sẽ dần dần lập được một ngân quỹ tiết kiệm dành cho những tình huống ngoài mong đợi. “Luôn có những tình huống xảy ra ngoài kế hoạch ngân sách của bạn”, Pamela Capalad, chủ công ty hoạch định tài chính Brunch & Budget nhận định. “Vì vậy, tôi khuyên khách hàng mở một tài khoản tiết kiệm tích góp mỗi tháng, để dành cho những tình huống không mong đợi”, ông nói. |
3. Kỳ vọng phi thực tếCó thể bạn đang háo hức cải thiện tình hình tài chính của mình, nhưng không nên đặt ra các mục tiêu quá cao. Kế hoạch ngân sách "thắt lưng buộc bụng" trông có vẻ khá tốt trên giấy tờ, nhưng nó thường không đem lại hiệu quả hoặc phi thực tế. “Khi mới lập ngân sách, đặc biệt là lúc đang cố trả nợ thẻ tín dụng, mọi người thường đưa ra những con số lý tưởng trên giấy tờ, nhưng lại phi thực tế”, Stephanie Genkin, chuyên gia hoạch định tài chính tại Brooklyn, New York cho biết. Thay vào đó, Genkin khuyên mọi người nên bắt đầu từ từ với các bước nhỏ. Ví dụ như mang theo đồ ăn trưa hai lần mỗi tuần và dần dần tăng lên 5 ngày. |
4. Lập dự thảo ngân sách dựa trên thu nhập gộpCó thể bạn kiếm được 40.000 USD mỗi năm, nhưng sau khi trừ thuế, bảo hiểm y tế và các khoản khác, thu nhập thực sẽ ít hơn nhiều. Vì vậy, để lập được một bản ngân sách thực tế, bạn cần đưa ra kế hoạch chi tiêu dựa trên thu nhập ròng của mình. |
5. Không xem xét các khoản thay thế có chi phí rẻ hơnChuyên gia tiết kiệm Andrea Woroch khuyên mọi người nên xem lại các hóa đơn chi tiêu hàng tháng và tìm cách tiết kiệm. Ví dụ, bạn có thể tìm nhà cung cấp mới, so sánh giá hoặc nói chuyện với chuyên viên, để xem liệu có được giảm giá hay khuyến mại đặc biệt không. |
6. Có quá nhiều tài khoảnNếu sở hữu một đống thẻ tín dụng và nhiều tài khoản thanh toán, bạn sẽ dễ bị mất kiểm soát chi tiêu. Woroch khuyên mọi người nên đơn giản hóa tất cả các tài khoản của mình. |
7. Không bao giờ điều chỉnh các khoản chi tiêu biến đổiViệc lập dự thảo ngân sách sẽ không hiệu quả nếu bạn không điều chỉnh các khoản chi tiêu biến đổi khi cần thiết. Nếu nhận thấy mình đang chi tiêu quá nhiều cho các mục như giải trí, mua sắm, bạn cần điều chỉnh, nếu không sẽ tiếp tục chi tiêu vượt ngân sách. |
8. Không bao giờ cập nhật dự thảo ngân sáchThu nhập và chi tiêu của bạn có thể thay đổi qua mỗi năm. Vì vậy, dự thảo ngân sách hôm nay của bạn có thể không phù hợp với cùng kỳ năm tới. “Chi phí luôn biến đổi, vì vây, để tránh xảy ra các vấn đề về dòng tiền, hãy thường xuyên cập nhật kế hoạch ngân sách của mình”, Choi khuyên. |
9. Lựa chọn sai phần mềm lập ngân sáchCó nhiều công cụ hữu hiệu để thực hiện việc lập ngân sách. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, một công cụ có thể phù hợp với người này nhưng lại không phù hợp với người kia. Bạn phải so sách và lựa chọn chương trình phù hợp nhất với bản thân. |
10. Cố gắng đua đòi theo bạn bèThực tế là bạn bè của bạn sẽ không bao giờ chia sẻ về tài chính của họ hay quan tâm về ngân sách của bạn. “Nếu có gắng đua đòi theo đám bạn chi tiêu vô độ, có thể bạn sẽ chi tiêu nhiều hơn cho phép”, Avery Breyer, tác giả cuốn “Smart Money Blueprint: How to Stop Living Paycheck to Paycheck” cho biết. Điều này không có nghĩa là bạn ngừng giao du với những người bạn này hoàn toàn. Vấn đề là bạn cần tỉnh táo và biết được mình đang đi mua sắm với ai. |
11. Độc đoán trong vấn đề ngân sách gia đìnhTrong gia đình, không nên có một người kiểm soát tất cả các quỹ và ngân sách chi tiêu. Việc lập ngân sách chỉ hiệu quả khi có sự tham gia và đồng ý của cả hai người. |
12. Quên mất các khoản chi tiêu không thường xuyênBạn nên dự toán ngân sách cho những chi tiêu ngoài mong đợi, như quà cáp, sửa chữa xe, nhà cửa và cả những khoản không thường xuyên, như phí bảo hiểm hay tiền thuế hàng năm. |
13. Lấy ngân sách từ mục này để tiêu cho mục khácĐừng bao giờ lấy ngân sách của mục này để tiêu cho một mục khác. Ví dụ, nếu bạn đã dùng hết ngân sách dành cho mua sắm hoặc giải trí trong tháng này, đừng vì đang có giảm giá mà lấy tiền trong ngân sách dành cho thực phẩm hay di chuyển để tiêu. |
14. Tự đày ải bản thânViệc nghiêm túc trong vấn đề tài chính và chi tiêu tiết kiệm không có nghĩa là bạn phải ngồi nhàm chán ở nhà. Ai cũng cần được vui vẻ. “Mọi bảng ngân sách đều không hiệu quả lâu dài nếu như bạn không cho phép mình thỉnh thoảng tiêu tiền để được vui vẻ, dù cho đó chỉ là một thanh chocolate mỗi tuần”, Breyer nói. |
15. Cho rằng bạn không cần lập ngân sáchNếu bạn chưa bao giờ dành thời gian ngồi xuống và lập ngân sách tuần hoặc tháng, thì đừng bao giờ hy vọng tình hình tài chính của bạn được cải thiện. Để có được triển vọng tài chính ổn định, bạn cần phải dành thời gian và tâm sức. Nói miệng thôi chưa đủ, bạn cần phải bắt tay vào thực hiện bước đầu tiên. |