Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

14 sĩ quan tử nạn cho thấy cuộc đời nguy hiểm của thủy thủ tàu ngầm

Thủy thủ tàu ngầm vốn là những người xuất sắc, có trình độ cao, thường là các chỉ huy tài ba và táo bạo, được xem như tinh hoa của lực lượng hải quân.

14 thủy thủ Nga đã thiệt mạng trong vụ tai nạn tàu ngầm hôm 1/7. Thủy thủ tàu ngầm là lực lượng được yêu cầu rất cao về thể chất và trình độ, Washington Examiner cho biết.

Quân đội các nước thường phải sàng lọc từ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người mới tìm được thủy thủ đủ năng lực. Bên cạnh đó, thủy thủ tàu ngầm là công việc nguy hiểm, rủi ro cao. Mỗi thủy thủ khi đặt chân lên tàu làm nhiệm vụ đều nhận thức được nguy cơ tiềm tàng mà họ phải đối mặt.

Một khi tàu ngầm lặn xuống đáy đại dương, rủi ro có thể ập đến bất kỳ lúc nào. Một thủy thủ mắc lỗi, cả tàu có thể gặp nguy hiểm. Một thiết bị gặp lỗi, tính mạng của cả tàu có thể bị đe dọa. Nếu tàu va chạm với một thứ gì đó, thân tàu có thể bị vỡ, hoặc hỏa hoạn có thể xảy ra khiến mọi người trên tàu gặp nguy hiểm.

Tau ngam Nga gap nan anh 1
Tàu ngầm do thám tối mật Losharik có thể là tàu vừa gặp nạn. Ảnh: Ejercitos.

Trong thời chiến, nếu tàu ngầm bị đối phương phát hiện, thủy thủ đoàn có thể bị nhấn chìm cùng với con tàu xuống đáy đại dương. Dù rủi ro cao, nhưng trở thành thủy thủ tàu ngầm luôn là công việc được mơ ước, vì họ được xem là tinh hoa của hải quân.

Thủy thủ đoàn trên tàu ngầm Nga mới gặp nạn, hay thủy thủ trên tàu ngầm USS Jimmy Carter của Mỹ, được ví như là những tinh hoa của hải quân thế giới.

Người Mỹ thường rất tự hào về các tàu ngầm và thủy thủ của họ. Như các tác giả Sherry Sontag, Christopher Drew và Annette Lawrence Drew đã viết trong cuốn tiểu thuyết Blind Man's Bluff về lịch sử tàu ngầm gián điệp trong Chiến tranh Lạnh, thủy thủ tàu ngầm luôn chấp nhận rủi ro để mang lại lợi ích cho quốc gia. Hoạt động đó vẫn tiếp diễn đến hôm nay.

Hoạt động của tàu ngầm thường phải chịu áp lực rất lớn, thiết bị điện tử rất phức tạp và rủi ro là một phần không thể thiếu trong trò chơi tàu ngầm. Tất cả thủy thủ tàu ngầm đều hiểu rằng mỗi khi tàu rời cảng, họ có thể không bao giờ trở về nhà.

Hỏa hoạn bùng phát tại tàu ngầm nghiên cứu khoa học thuộc biên chế của Bộ Quốc phòng Nga vào ngày 1/7. Vụ việc xảy ra ở vùng lãnh hải Nga khi phương tiện lặn sâu này đang nghiên cứu không gian dưới nước và đáy đại dương theo lệnh của Hải quân Nga. Chiếc tàu đang đo độ sâu thì bốc cháy. 14 thủy thủ đã chết vì ngộ độc khí.

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố sẽ không tiết lộ thông tin chi tiết về vụ việc vì nó thuộc danh mục bí mật nhà nước.

Washington Examiner nhận định dù là bạn bè hay kẻ thù, bất kể thủy thủ tàu ngầm nào thiệt mạng đều nhận được sự tiếc thương của cộng đồng tàu ngầm thế giới, 14 thủy thủ Nga mới gặp nạn cũng thế.

Thủy thủ Nga hy sinh mạng sống dập tắt ngọn lửa, cứu đồng đội

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói rằng 14 sĩ quan hải quân Nga đã hy sinh để dập tắt ngọn lửa trong tàu ngầm và cứu sống "các đại diện dân sự" có mặt ở đó.

Nga mất 2 anh hùng, 7 đại tá trong thảm kịch cháy tàu ngầm

Tổng thống Vladimir Putin đã tổ chức cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu ngay sau vụ việc 14 thủy thủ chết vì vụ hỏa hoạn với tàu lặn quân sự hôm 1/7.


Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm