Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

14 hiệp hội doanh nghiệp đề nghị tính hợp lý định mức chi phí tái chế

Các hiệp hội doanh nghiệp cho rằng định mức chi phí tái chế rất cao, chưa hợp lý và còn tính cả chi phí quản lý hành chính trong định mức, điều này gây khó khăn đến doanh nghiệp.

Mới đây, 14 hiệp hội doanh nghiệp tại Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã cùng ký và phát hành một văn bản góp ý đối với bản Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế (Fs) hợp lý.

Các đơn vị này gồm: Hiệp hội Lương thực và Thực phẩm TP.HCM, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Chè Việt Nam, Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Hiệp hội bia - rượu - nước giải khát Việt Nam, Hiệp hội sữa Việt Nam, Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam, Hiệp hội nhựa Việt Nam...

Cách tính Fs chưa hợp lý

Theo văn bản kiến nghị, định mức Fs trong dự thảo được tính toán dựa vào các nghiên cứu tham vấn có kết quả chênh lệch nhau rất lớn, do vậy không có độ tin cậy. Hơn nữa, định mức Fs đề xuất trong dự thảo chưa hợp lý và đang cao hơn nhiều so với mức trung bình của các nước khác.

Các hiệp hội đề xuất Ban soạn thảo kiểm tra lại tính hợp lý của các số liệu trong các nghiên cứu. Đặc biệt, các hệ số Fs không hợp lý đối với vật liệu như sắt thép, nhôm, bao bì giấy, chai nhựa cứng (PET), phương tiện giao thông, các nhà tái chế các vật liệu này đều có lãi. Đồng thời, các vật liệu này đang tạo công ăn việc làm và lợi nhuận cho nhiều người lao động, doanh nghiệp, ít có nguy cơ với môi trường.

chi phi tai che anh 1

Các nhà sản xuất cho rằng tính định mức Fs với vật liệu giấy và nhôm chưa hợp lý. Ảnh minh họa.

Do vậy, sẽ không hợp lý nếu yêu cầu nhà sản xuất đóng góp để hỗ trợ nhà tái chế trong khi các đơn vị tái chế đó đang có lãi.

Các hiệp hội cũng cho rằng 2 nghiên cứu được dùng để tính Fs có sự khác nhau rất lớn về các chi phí cấu thành, ví dụ chi phí thu gom bao bì nhôm của HHTC cao gấp 10 lần IFC/WWF (15.000 đồng/kg so với 1.500đ/kg); chi phí xử lý tái chế của IFC/WWF trong tài liệu thuyết minh cũng thay đổi rất lớn.

Điển hình như bao bì nhôm bị điều chỉnh tăng từ 720% đến 1.000% (khoảng 1.800-2.500 đồng/kg tăng lên 18.000 đồng/kg). Ngoài ra, Fs đề xuất cao hơn nhiều Fs của 2 nghiên cứu khác của Liên minh tái chế Bao bì Việt nam (PRO) và Đại học Kinh tế quốc dân.

Các hiệp hội cũng cho rằng Fs đề xuất cao hơn nhiều so với mức trung bình của các nước từ 1,4 lần (cho giấy) đến 4,9 lần (cho nhôm) theo nghiên cứu của PRO, sẽ rất bất lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, Fs đề xuất chưa theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn do chưa trừ đi giá trị vật liệu thu hồi được.

"Các vật liệu giá trị tái chế thấp như túi nylon không có lợi nhuận khi tái chế nên ít được thu hồi, mới là vấn đề chính với môi trường hiện nay. Các hiệp hội hoàn toàn ủng hộ việc đóng góp để hỗ trợ thu hồi và tái chế chúng, chỉ kiến nghị Fs cần được tính dựa trên các dữ liệu chính xác", văn bản nêu.

Lo ngại hàng hóa bị đội giá

Các hiệp hội doanh nghiệp cho rằng, các định mức Fs rất cao như đề xuất trong dự thảo có thể dẫn đến nguy cơ gây tăng giá lớn đối với rất nhiều sản phẩm, hàng hóa. Ví dụ giá có thể tăng thêm 1,36% với nước uống đóng chai; 0,6% với bia lon; 0,2% đối với bịch sữa, gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như cho người tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay...

Do đó, các hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị trong 2 năm đầu tiên (2024 và 2025), tập trung vào hướng dẫn thi hành, chưa áp dụng xử phạt, chỉ truy thu khoản nộp thiếu nếu doanh nghiệp kê khai chưa đủ hoặc chưa đúng, trừ trường hợp cố tình không kê khai hoặc cố tình gian lận.

Đồng thời, kiến nghị cho phép các doanh nghiệp thực hiện kết hợp cả hình thức tự tái chế và nộp tiền hỗ trợ tái chế trong cùng năm, thay vì chọn một trong 2 hình thức.

Ngoài ra, các hiệp hội cũng kiến nghị thay đổi cách nộp quỹ và có chính sách ưu đãi cho bao bì thân thiện với môi trường hoặc sử dụng vật liệu tái chế.

Các hiệp hội đề xuất cần có chính sách ưu đãi cho bao bì thân thiện với môi trường hoặc sử dụng vật liệu tái chế. Với phần bao bì đã sử dụng vật liệu tái chế được tính hệ số điều chỉnh Fs là 0. Còn các loại bao bì được thiết kế thân thiện với môi trường được tính hệ số Fs là 0,5.

Ngoài ra, các hiệp hội đề nghị quy định rõ trách nhiệm tái chế đối với nhà sản xuất phụ tùng là nhà sản xuất, nhập khẩu hay người nắm giữ thương hiệu. Bất cập khi một số sản phẩm trong nước chưa tái chế được như pin Lithium bị giới hạn xuất khẩu không quá 20% khối lượng sản phẩm đưa ra thị trường.

Các hiệp hội đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cân nhắc bãi bỏ giới hạn xuất khẩu và làm rõ với bao bì chưa có giải pháp tái chế được tính theo nghĩa vụ xử lý chất thải hay nghĩa vụ tái chế.

Một nửa số doanh nghiệp ở TP.HCM đang khó khăn

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) Nguyễn Ngọc Hòa cho biết nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đang hoạt động một cách cầm cự, xoay xở và không dễ dàng để hồi phục trở lại.

Kiến nghị cho lao động nam nghỉ hưu khi 60 tuổi, nữ 55 tuổi

Các hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị cho người lao động về hưu sớm theo nguyện vọng khi đã tham gia bảo hiểm xã hội đủ 15 năm, mức hưởng lương hưu theo tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội.

Hiệp hội bảo hiểm: Đây là khủng hoảng lớn nhất lịch sử ngành

Ông Ngô Trung Dũng, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho rằng doanh nghiệp bảo hiểm đang chịu thiệt đơn thiệt kép với cuộc khủng hoảng niềm tin này.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm