Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

13 cách người thành đạt đối phó với kẻ lắm chuyện

Tại sao phải lăn tăn với những kẻ phiền hà khi bạn có cả một tấn việc quan trọng khác. Dưới đây là cách mà những người thành đạt đối phó với người "khó nhằn".

1. Đặt ra các giới hạn

Những người tiêu cực và hay phàn nàn thường gây khó chịu bởi họ thích càu nhàu về những vấn đề của bản thân mà không chú ý đến việc tìm ra giải pháp. Họ muốn những người khác cũng phải đồng cảm với họ để cảm thấy khá hơn. Khi lắng nghe những lời phàn nàn đó chúng ta thường thấy mệt mỏi vì không muốn mang tiếng là bất lịch sự hay vô tình. Tuy nhiên, cũng cần đặt ra một ranh giới rõ ràng giữa việc cảm thông với họ và việc bị cuốn vào mớ cảm xúc tiêu cực đó.

Bạn có thể làm được việc này bằng cánh đặt ra những giới hạn và tránh xa khỏi họ nếu cần. Hãy nghĩ theo cách này: Nếu kẻ càu nhàu hút thuốc, liệu bạn có nên ngồi đó cả chiều để hít khói thuốc? Tất nhiên bạn sẽ tránh ra xa, và điều đó cũng nên được áp dụng đối với những kẻ thích than thở. Một cách đặt ra giới hạn hiệu quả là hỏi những kẻ phàn nàn kia xem họ sẽ xử trí vấn đề ra sao. Lúc đó hoặc là họ sẽ trật tự, hoặc là sẽ hướng cuộc nói chuyện đến những điều tích cực hơn.

2. Không bị xao nhãng bởi những chuyện không đâu

Những người thành công ý thức được rằng điều quan trọng là phải sống vì ngày mai, đặt biệt khi là khi phải tiếp xúc cũng như giải quyết vấn đề với những kẻ lắm chuyện. Khi xảy ra tranh chấp, việc không kiểm soát được cảm xúc sẽ khiến bạn vướng vào những cuộc chiến vô nghĩa. Khi bạn hiểu và khống chế được cảm xúc của mình, bạn sẽ biết điều gì đáng để tranh cãi và lúc nào thì nên làm điều đó.

3. Đặt mình lên trên sự việc

Những kẻ phiền nhiễu nhiều khi làm bạn tức điên lên bởi sự vô lý của họ. Khi nhận ra cách cư xử của họ là vô lý, tại sao bạn lại phải để mình bị cuốn vào vấn đề của họ? Những kẻ phiền nhiễu càng vô lý và sai lầm thì bạn càng dễ tránh khỏi cái bẫy của họ. 

Đừng có để bản thân trở nên vô lý giống họ. Hãy coi họ là một đối tượng để nghiên cứu, hoặc coi bản thân mình là bác sĩ tâm lý của họ (nếu bạn thích phép so sánh nào hơn). Vấn đề của bạn là giải quyết các sự việc chứ không phải là những cảm xúc hỗn loạn của đối phương.

4. Ý thức được những cảm xúc cá nhân

 Việc giữ cho bản thân không bị ảnh hưởng bởi những vấn đề cảm xúc bắt đầu từ chính ý thức bản thân. Không ai có thể khiêu khích bạn nếu như bạn nhận ra ý đồ của họ. Đôi khi bạn sẽ gặp những tình huống khiến bản thân phải định thần lại và chọn ra phương án giải quyết tối ưu. Những lúc như thế thì đừng ngại cho bản thân thêm một chút thời gian.

Hãy nghĩ như thế này: Nếu một người tâm thần bất ổn tiến đến chỗ bạn và nói hắn là John F.Kennedy, bạn sẽ chẳng thể giải thích cho họ hiểu. Khi bạn gặp phải một đồng nghiệp có suy nghĩ lệch lạc kiểu đó, cách giải quyết tốt nhất có lẽ là cứ cười và gật đầu. Nếu bạn thấy cần phải tranh luận với họ thì hãy lên một kế hoạch hoàn hảo trước đã.

5. Thiết lập ranh giới

 Đây là vấn đề mà nhiều người trong chúng ta thường xem nhẹ. Chúng ta nhiều khi nghĩ rằng khi đã sống hay làm việc cùng ai đó thì sẽ không có cách nào kiểm soát được những điều có thể dẫn tới sự hiểu lầm. Điều này hoàn toàn sai. Một khi bạn đã biết cách đặt bản thân ra ngoài vấn đề của ai đó, bạn sẽ nhận thấy rằng hành động của họ rất dễ hiểu và dễ đoán biết. Điều này sẽ giúp bạn xác định đúng đắn hơn khi nào bạn còn có thể chịu đựng họ. Ví dụ như, việc bạn làm việc cùng một đội với ai đó không có nghĩa là bạn phải tương tác với họ nhiều như những thành viên khác trong đội.

 Bạn có thể chủ động thiết lập ranh giới. Nếu bạn để sự việc diễn ra tự nhiên, bạn sẽ để bản thân vướng phải những cuộc tranh cãi. Bạn sẽ kiểm soát được sự việc bằng cách đặt ra ranh giới và xác định lúc nào thì bạn sẵn sàng tranh luận với những người khó nhằn. Bí quyết duy nhất là cương quyết và đặt ra ranh giới cho riêng mình phòng khi đối phương xâm phạm. 

6. Không để bất kỳ ai làm mất hứng

 Khi bạn để cho cảm hứng và sự hài lòng của mình phụ thuộc vào ý kiến người khác, bạn sẽ không thể làm chủ hạnh phúc bản thân. Khi những người lý trí cảm thấy hài lòng về một việc họ đã làm, họ sẽ không để bất kỳ lời nhận xét ác ý nào làm ảnh hưởng đến họ.

Tất nhiên bạn không thể không phản ứng trước ý kiến của người khác, nhưng bạn cũng không cần phải so sánh bản thân với họ. Chỉ cần bạn không quá phụ thuộc vào suy nghĩ của người khác, bạn sẽ tự nhận thức được giá trị bản thân. Mặc kệ người khác nói gì, một điều chắc chắn là bạn không bao giờ quá tốt hay quá tệ như người ta nhận xét.

7. Tập trung vào giải pháp thay vì vấn đề

 Trạng thái cảm xúc phụ thuộc vào trung tâm sự chú ý của bạn. Nếu bạn cứ chỉ chăm chăm vào vấn đề của mình, bạn sẽ chỉ chìm trong trạng thái căng thẳng và tiêu cực mà thôi. Còn nếu bạn tập trung hơn vào các giải pháp hoàn thiện, bạn sẽ tạo được hiệu quả, giảm stress và suy nghĩ tích cực hơn.

 Đối với những kẻ phiền nhiễu, nếu chỉ chú ý đến sự khó chịu họ đem đến thì bạn sẽ bị đánh bại. Đừng nghĩ đến vấn đề của họ, thay vào đó hay tìm cách giải quyết chúng. Điều này sẽ giúp bạn nắm vai trò kiểm soát và tránh bị căng thẳng khi tương tác với họ. 

8. Luôn ghi nhớ

Những người lý trí thường dễ tha thứ, nhưng điều đó không có nghĩa họ quên đi chuyện đã xảy ra. Tha thứ là khi bạn bỏ qua quá khứ và bước tiếp, chứ không phải là bạn sẽ cho người mắc lỗi một cơ hội khác. Những người thành công không cho phép mình gặp rắc rối bởi sai lầm của người khác. Vì thế họ bỏ qua mọi chuyện và chủ động bảo vệ mình khỏi những rắc rối kế tiếp.

9. Không tự dằn vặt

Đôi khi bạn có thể bị lây sự tiêu cực của người khác. Chẳng có gì sai nếu như bạn không vui vì cách người khác đối xử với bạn. Việc bạn tự kiểm điểm lại cảm xúc có thể làm tăng cảm xúc tiêu cực hoặc giúp bạn vượt qua nó. Việc tự dằn vặt là không thực tế, không cần thiết và có thể làm hại bạn bằng cách cuốn bạn vào mớ cảm xúc tệ hại luẩn quẩn. Hãy tuyệt đối tránh việc tự dằn vặt.

10. Nạp vừa phải lượng caffeine

Lượng caffein nạp vào sẽ khiến cơ thể sản sinh ra adrenaline. Chất này chính là nguồn cơn của "phản ứng stress cấp tính". Với phản ứng này, bạn buộc phải chọn chiến đấu hay chạy xa khỏi mối hiểm nguy. Nó khiến cho bạn phải nghĩ ra phương án nhanh nhất có thể thay vì suy nghĩ lý trí. Điều đó chỉ phù hợp khi bạn đang đang đương đầu với một con gấu, chứ không phải một đồng nghiệp.  

11. Sử dụng "hệ thống hỗ trợ"

 Việc tự mình giải quyết vấn đề nghe khá hay ho, tuy nhiên lại không hiệu quả. Để chiến đấu với những kẻ phiền nhiễu, bạn cần xác định được điểm yếu của bạn thân khi tiếp cận họ. KHi đó bạn cần một "hệ thống hỗ trợ" cho riêng mình. Đó có thể là đồng nghiệp, hay một người bạn luôn sẵn sàng ủng hộ và giúp đỡ bạn trong những tình huống khó khăn. 

Hãy xác định những cá nhân đó, và nhờ đến sự giúp đỡ và quan điểm của họ khi cần thiết. Đôi khi chỉ cần họ giải thích lại vấn đề cho bạn thôi là bạn đã có cách nhìn nhận mới rồi. Trong hầu hết mọi trường hợp, người ngoài có thể tìm ra giải pháp dễ dàng hơn bởi họ không bị ràng buộc cảm xúc với vấn đề.

12. Dành thời gian ngủ nghỉ

 Việc dành thời gian ngủ nghỉ là vô cùng quan trọng giúp bạn lý trí hơn và kiểm soát độ căng thẳng. Trong lúc ngủ, não bạn được nạp năng lượng, quét qua một loạt các sự kiện trong ngày và chọn lọc những gì nên giữ lại. Nhờ đó bạn sẽ thực dạy tỉnh táo hơn. 

Khả năng tự kiểm soát, độ tập trung hay trí nhớ của bạn đều sẽ bị giảm thiểu nếu như bạn không ngủ đủ và đúng cách. Chỉ việc không ngủ đủ thôi cũng khiến cho bạn căng thẳng rồi. Một giấc ngủ tốt vào ban đêm sẽ giúp bạn tích cực hơn, sáng tạo hơn, chủ động hơn và có cách nhìn đúng đắn khi phải giải quyết vấn đề với những kẻ phiền nhiễu.

13. Hoàn thiện bản thân

Trước khi bạn có thể áp dụng những điều trên một cách hiệu quả, bạn cần phải vượt qua một số thử thách mà hầu hết trong số đó là với những kẻ phiền nhiễu. May mắn thay, kể cả khi bạn thất bại, não của bạn cũng được điều chỉnh và hoàn thiện hơn. 

Hãy áp dụng những phương thức lành mạnh này khi đối phó với những người  "khó nhằn". Việc đó sẽ giúp bạn quẳng gánh lo đi và sống khoẻ mạnh hơn.

Tô Đức

Forbes

Bạn có thể quan tâm