1. Tôi không thể
Đối với sếp, một thái độ kiểu như “có thể” từ nhân viên luôn được trân trọng. Còn đối với “Tôi không thể”, sếp sẽ nhìn nhận bạn như một người thiếu tự tin hoặc không có ý chí nắm bắt cơ hội - 2 điều không hề có lợi cho bạn.
2. Đó không phải phần việc của tôi
Điều này cho thấy bạn không sẵn sàng nỗ lực cũng như cố gắng để đóng góp cho sự thành công của công ty.
3. Tôi không biết
Bạn có lẽ không thể làm được tất cả mọi việc, nhưng việc đưa ra dự đoán hay một lời hứa về việc sẽ nỗ lực tìm hiểu vấn đề vẫn tốt hơn nhún vai và nói không.
4. Không!
Sếp yêu cầu sự hợp tác của nhân viên, và đồng thời sếp cũng muốn những câu trả lời “dễ nghe” từ họ. Việc nói “không” đối với sếp là cả một thử thách, tuy đôi khi là cần thiết, nhưng bạn phải vô cùng cẩn thận cũng như nên có một sự giải thích thỏa đáng.
5. Tôi sẽ cố
Nhiều người cho rằng “Tôi sẽ cố” là một câu chấp nhận được khi trả lời sếp, bởi chúng ta ai cũng “cố gắng” để làm mọi việc bằng tất cả khả năng của mình. Tuy nhiên, điều này sẽ làm cho sếp cảm thấy không chắc chắn, và bởi vậy khi giao việc cho bạn, sếp sẽ không quên kèm theo thời hạn dành cho nó. Hãy thử đặt mình vào tình huống bạn muốn sếp ký duyệt lương cho mình trong thời gian sớm và nhận được câu trả lời “Tôi sẽ cố”, bạn sẽ thấy đây quả là một câu nên hạn chế nói ra.
6. Đó không phải điều tôi nghe được
Không nên ngồi lê đôi mách cũng như buôn chuyện bởi đó có thể là con dao 2 lưỡi. Nếu bạn không chắc chắn về điều gì, hãy kiên nhẫn, nếu không bạn sẽ đứng trước nguy cơ bị sếp đánh giá là thiếu chuyên nghiệp.
7. Tôi được lợi gì từ việc này?
Đôi khi công việc của bạn đi kèm với việc phải giúp đỡ đồng nghiệp cũng như các ban ngành khác trong công ty. Sếp không bao giờ thích những nhân viên ích kỷ.
8. Tôi rất tiếc, nhưng….
Bạn sẽ được đánh giá cao hơn nếu biết thẳng thắn nhận lỗi và hứa sẽ làm tốt hơn, thay vì đổ lỗi cho người khác.
9. Tôi đã cố hết sức rồi
Nếu bạn phạm sai lầm dù đã làm hết sức mình, câu nói trên sẽ khiến sếp đánh giá năng lực của bạn. Trong tình huống này, tốt hơn hết bạn hãy hứa với sếp sẽ làm tốt hơn trong tương lai.
10. Tôi sẽ nghỉ việc
Không bao giờ đưa ra lời cảnh báo sẽ nghỉ việc. Điều đó chỉ khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp cũng như sếp sẽ cho rằng bạn là một nguy cơ đối với công ty.
11. Tôi chỉ giả định rằng…
Câu nói này sẽ khiến nhiều sếp cảm thấy bực tức, bởi họ sẽ dễ dàng chấp nhận rằng bạn làm sai bởi những lý do mang tính chủ quan cũng như sẵn sàng học hỏi từ lỗi lầm đó, thay vì việc bạn đưa ra lời bao biện.
12. Tôi đã thử cách này trước đây rồi
Sếp không thích nhân viên lười biếng. Hãy chứng minh cho sếp thấy bằng hành động để thuyết phục sếp thay vì nói suông. Đồng thời hãy tìm cách giải thích hợp lý nhất với sếp và không quên vui vẻ đưa ra 1 giải pháp hợp lý hơn.
13. Hồi ở công ty cũ, chúng tôi làm thế này này…
Không sếp nào thích những nhân viên “biết tuốt”. Bởi vậy bạn nên tìm cách nói lọt tai hơn khi bạn cho rằng bạn có thể giải quyết công việc một cách hiệu quả hơn gợi ý của sếp.
14. Đó hoàn toàn không phải lỗi của tôi, mà là lỗi của XYZ…
Đổ lỗi cho người khác là một hành động nguy hiểm. Nếu bạn thực sự vô tội, hãy giải thích rõ với sếp lý do. Đừng làm liên lụy tới người khác nếu trách nhiệm thực sự thuộc về bạn. Hãy biết chịu trách nhiệm, bởi nếu bạn thường xuyên chỉ điểm người khác, sếp sẽ tự đặt câu hỏi rằng ai mới là người đáng trách kể cả khi đó không phải bạn.
15. Cách của sếp cũ hay hơn
Các sếp thường cho rằng phương pháp của mình tốt hơn người tiền nhiệm bởi họ đang là người đương chức. Bạn nên lưu ý rằng, trừ phi gợi ý của sếp hoàn toàn là sai lầm, đừng bao giờ đưa ra lý lẽ kể trên chỉ bởi lí do bạn dễ dàng thích nghi với cách làm việc cũ.
16. Tôi chán
Đôi lúc bạn cảm thấy chán nản và chia sẻ điều này đối với sếp - đối tượng sai. Bạn nên nhớ mình được trả lương để làm việc cũng như tỏ ra xông xáo với những gì mình làm, và đó là trách nhiệm của bạn trong việc tìm thấy niềm vui chốn công sở.
17. Tôi không thể hợp tác được với XYZ…
Điều này đã không được khuyến khích ngay từ khi chúng ta là học sinh tiểu học, chứ đừng nói đến việc đã đi làm. Sếp sẽ cho rằng bạn không có khả năng thỏa hiệp vì lợi ích chung của công ty.
18. Hắn là một thằng ngốc
Chê bai, chỉ trích người khác không nâng giá trị của bạn trong mắt sếp mà trái lại, sếp sẽ cảm thấy băn khoăn về chính bạn.
19. Nếu tôi không nhận được câu trả lời, tôi sẽ làm theo cách của riêng tôi
Câu nói có hơi hướng đe dọa trên sẽ không mang lại hiệu quả gì. Tốt hơn hết, hãy biết kiên nhẫn thay vì thực hiện để rồi phải gánh chịu hậu quả.
20. Tại sao cô ta luôn luôn….
Những lời than thở luôn mang lại cảm giác khó chịu. Nếu bạn cảm thấy mình không được đối xử công bằng, hãy đặt vấn đề với sếp về việc làm cách nào bạn có thể có được những điều mình mong và quan trọng nhất. Bạn cũng đừng bao giờ lôi thêm người thứ 3 vào cuộc đối thoại với sếp.
21. Tôi có thể hỏi ý kiến sếp tổng chuyện này được không?
Qua mặt sếp không bao giờ là 1 ý kiến hay, trừ phi bạn sắp nghỉ việc và không còn gì để mất.
22. Tôi không có câu trả lời cho vấn đề này
Đừng bao giờ trình bày với sếp các vấn đề mà quên kèm theo các giải pháp tiềm năng. “Nhà lãnh đạo nói về giải pháp, còn kẻ theo đuôi thì chỉ lải nhải về vấn đề.”
23. Tại sao anh ta lại được còn tôi thì không?
Hãy học cách tập trung phát triển sự nghiệp của riêng mình thay vì soi mói lương hay việc thăng tiến của người khác, trừ phi bạn tận mắt chứng kiến người khác được thiên vị 1 cách trắng trợn. Gặp phải tình huống này, bạn nên thảo luận sự việc 1 cách chuyên nghiệp khi trong tay đã có đầy đủ bằng chứng.
24. Tôi bận lắm. Rời việc này lại sau được không?
Bạn có trách nhiệm bàn bạc với sếp về thứ tự ưu tiên công việc bởi bạn được trả lương để hoàn thành các công việc sếp giao phó. Tốt nhất, bạn nên thảo luận rõ ràng với sếp về việc nên làm việc nào trước, việc nào sau.
25. Tiến độ công việc chậm chạp thế này thì hôm nay tôi xin nghỉ sớm
Nếu bạn có việc cần về sớm, không sao cả. Nhưng đừng bao giờ lấy lí do công việc tiến triển chậm hay không có việc gì để làm. Sếp luôn thích những nhân viên chủ động trong công việc.
26. Điều đó là không thể nào!
Sếp không bao giờ muốn nghe những điều tiêu cực hoặc thiếu sức thuyết phục. Nếu bạn có điều gì thắc mắc, hãy nói rõ với sếp và yêu cầu trợ giúp. Luôn luôn cân nhắc trước khi chia sẻ suy nghĩ của mình với cấp trên, và cách tốt nhất là hãy đặt mình vào vị trí của sếp.