1. Nolan Bushnell - người từ chối cơ hội sở hữu 1/3 công ty Apple
Nhà sáng lập công ty Atari, Nolan Bushnell, đã từ chối cơ hội đầu tư 50.000 USD vào hãng công nghệ Apple. Tại Atari, Bushnell từng là một trong những ông chủ đầu tiên của Steve Jobs. Nếu như khi đó Bushnell quyết định đầu tư thì hiện nay ông đã sở hữu 1/3 hãng Apple - công ty được định giá khoảng 480 tỷ USD.
2. Ronald Wayne - từ bỏ quyền sở hữu 10% Apple
Ronald Wayne, nhà đồng sáng lập thứ 3 của Apple, đã bán 10% cổ phần của mình với giá 800 USD chỉ hai tuần sau khi hãng này chào bán cổ phiếu. Sau đó, ông nhận thêm 1.500 USD để từ bỏ mọi quyền sở hữu của mình đối với Apple. Nếu như không bán số cổ phần đó, hiện tài sản của Wayne đã là 40 tỷ USD.
3. CEO HP John Young - người từ chối sản xuất máy tính Apple tới 5 lần
Vào những năm 1970, Steve Wozniak từng làm việc cho tập đoàn Hewlett-Packard. Những lúc rảnh rỗi, ông chế tạo máy tính, mà sau đó chúng trở thành máy tính Apple 1. Woz từng 5 lần nài nỉ lãnh đạo của HP, khi đó là CEO John Young, sản xuất chiếc máy này nhưng đều bị từ chối. Vì vậy, Woz đã rời HP và mở công ty với tên gọi Apple cùng với cộng sự Steve Jobs.
4. Joe Green - từ chối cơ hội cùng sáng lập Facebook
Bạn cùng phòng tại ký túc xá của Mark Zuckerberg, Joe Green, đã từ chối lời mời cùng thành lập Facebook với Zuckerberg. Khi cả hai cùng học Harvard, họ đã cùng lập ra website tên gọi Facemash và gặp một số rắc rối với trường đại học. Khi Zuckerberg yêu cầu Green giúp anh thành lập Facebook, cha Green đã khuyên con trai không nên làm thêm dự án nào nữa cùng với Zuckerberg. Nếu Green cùng thành lập Facebook, thì hiện với 5% cổ phần anh đã có tới 7 tỷ USD.
5. Battery Ventures - từ chối đầu tư vào dự án Facebook
Facebook được thành lập tại phòng ký túc xá tại đại học Harvard của Zuckerberg và có lẽ nó đã có trụ sở tại Boston nếu như công ty Battery Ventures, đặt tại khu vực này, không từ chối thỏa thuận đầu tư với Zuckerberg vào năm 2004.
6. Stuart Ellman - từ chối đầu tư vào dự án Facebook
Stuart Ellman, nhà đồng sáng lập kiêm đối tác quản lý tại công ty đầu tư RRE Ventures, từng nói chuyện với Mark Zuckerberg qua điện thoại khi Zuck vẫn đang làm việc tại ký túc xá đại học Harvard. Tuy nhiên, Ellman đã không đầu tư vào Facebook.
7. David Cowan - người từ chối gặp các nhà đồng sáng lập Google
Vài năm trước, hãng đầu tư công nghệ Bessemer Venture Partners công bố danh sách các công ty mà hãng lẽ ra nên đầu tư nhưng đã không làm vậy. Một trong những công ty đó là Google khi CEO David Cowan từ chối gặp gỡ các nhà đồng sáng lập Google.
8. James Altucher - từ chối mua lại 20% Google
James Altucher là một nhà đầu tư khác từ chối Google và ông cho rằng "đây là quyết định đầu tư tồi tệ nhất trong lịch sử”. Năm 2000, một đối tác nói với Altucher rằng họ có thể mua lại 20% Google với giá khoảng 1 triệu USD nhưng ông đã trả lời: “Công cụ tìm kiếm? Chẳng phải chúng đều đã chết rồi sao. Cổ phiếu của Excite là bao nhiêu anh có biết không? 0 USD”. (Khi đó, Excite đang làm thủ tục phá sản). Vì vậy, đối tác của Altucher đã từ chối Google và nói “cơ hội này quá nhỏ đối với chúng tôi”.
9. Brett O'Brien - bỏ lỡ thương vụ mua lại 100 triệu USD
Năm 2012, công ty mới Viddy của Brett O'Brien đã từ chối thương vụ thâu tóm của Twitter với giá 100 triệu USD. Sau đó, O'Brien đã mất vị trí CEO và công ty này phải trả lại 18 triệu USD cho các nhà đầu tư.
10. Kevin Rose - từ chối thương vụ mua lại 80 triệu USD
Năm 2012, trang web Digg được bán cho công ty Betaworks với giá chỉ 500.000 USD. Trong khi đó, vài năm trước, lãnh đạo của Digg từ chối được mua lại bởi Google với giá 200 triệu USD. Nhà sáng lập Dig, Kevin Rose chưa bao giờ xác nhận việc đàm phán với Google nhưng ông thừa nhận Digg từng nhận được lời mời mua lại với giá gần 80 triệu USD. Rose cho biết ông sẵn sàng bán công ty nhưng ban lãnh đạo đã từ chối lời mời.
11. Jerry Yang - từ chối 44 tỷ USD của Microsoft
CEO của Yahoo, Jerry Yang, từng từ chối yêu cầu mua cổ phiếu trị giá 44,6 tỷ USD từ Microsoft vào năm 2009. Rất nhiều cổ đông của Yahoo đã không hài lòng và muốn công ty bán cổ phiếu. Tất cả những điều này khiến công ty này rời vào vòng luẩn quẩn trong nhiều năm liền
12. Andrew Mason - từ chối lời mời 6 tỷ USD từ Google
Andrew Mason của Groupon từng từ chối lời mời mua lại của Google trị giá 6 tỷ USD và quyết định đưa công ty lên sàn chứng khoán. Vụ IPO của Groupon huy động được 700 triệu USD và công ty được định giá 12 tỷ USD. Tuy nhiên, cổ phiếu Groupon sau đó nhanh chóng mất giá. Năm 2013, Mason bị sa thải. Hiện Groupon có giá trị thị trường khoảng 5 tỷ USD.