1. Ford
2014 là một năm khó khăn tại Nga cho hãng sản xuất ô tô này. Theo Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu (AEB), doanh thu ô tô năm nay đã giảm 12%. Ford là một trong những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với lượng sụt giảm doanh thu tới 40% trong 11 tháng đầu năm. Vào tháng Tư hãng đã buộc phải cắt giảm 950 lao động tại Nga.
2. Volkswagen
Doanh nghiệp sản xuất ô tô này cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Tháng Chín vừa qua Volkswagen đã phải dừng sản xuất tại nhà máy ở thành phố Kaluga trong 10 ngày do nền kinh tế tồi tệ.
Cũng theo AEB, doanh thu của xe VW, thương hiệu chính của hãng, đã giảm 20% trong 11 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái.
3. Carlsberg
Trong năm nay, nhà sản xuất bia đến từ Đan Mạch đã phải đưa ra hai cảnh bảo lợi nhuận do nhu cầu thấp tại thị trường Nga. Lượng bia tiệu thụ được đã giảm 7% trong sáu tháng đầu năm do thị trường không ổn định, tăng trưởng thấp và thời tiết xấu.
Bia Carlsberg phụ thuộc lớn vào lượng tiêu thụ tại Nga, nơi mà hãng đóng vai trò là nhà cung cấp lớn nhất cho các thương hiệu trong nước như Baltika. Năm nay thị phần của hãng đã giảm hơn 20%.
4. Adidas
Chi tiêu tiêu dùng thấp đã buộc hãng sản xuất giày của Đức phải đóng cửa các cửa hàng và thu hẹp quy mô của kế hoạch mở rộng tại Nga.
Với 1.100 cửa hàng, Adidas là một trong những hãng bán lẽ lớn nhất tại Nga. Hồi tháng trước, giám đốc điều hành Herbert Hainer đã phát biểu rằng cảm tính yếu của người tiêu dùng cộng thêm khủng hoảng đồng rúp đang ảnh hưởng xấu tới việc kinh doanh của hãng.
5. BP
Giá dầu sụt giảm và những biện pháp trừng phạt đã giáng một đòn kép xuống ngành dầu khí của Nga. BP sở hữu lượng cổ phần lớn tại Rosneft, công ty dầu lớn nhất của Nga, trong khi Rosneft thì vừa mất đi nguồn lực tài chính, công nghệ và dịch vụ từ Mỹ cũng như châu Âu để phát triển những vùng nước sâu, Bắc Cực hay đá phiến dầu. Giảm 86% trong quý ba năm nay được cho là kết quả của cuộc khủng hoảng đồng rúp và sự giảm giá khoáng dầu tại Urals.
Giá dầu giảm và các biện pháp trừng phạt đã giáng một đòn kép xuống ngành dầu khí Nga. Ảnh: themoscowtime. |
6. ExxonMobil
ExxonMobil đã cùng với Rosneft khám phá ra dầu tại Bắc Cực từ đầu năm nay. Tuy nhiên, doanh nghiệp này không thể đẩy mạnh dự án cho đến khi các biện pháp trừng phạt đối với Ukraina được gỡ bỏ.
7. Total
Tập đoàn năng lượng của Pháp cũng đã phải thu hẹp kế hoạch tăng trưởng do cuộc chiến tranh thương mại giữa phương Tây và Nga. Kế hoạch thăm do đá phiến mà Total dự định hợp tác cùng Lukoil của Nga cũng đã phải hoãn lại do tác động của các biện pháp trừng phạt.
8. McDonald's
Từ đầu năm nay, nhà chức trách Nga đã buộc hãng phải đóng 12 cửa hàng vì lý do vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên động thái này được cho là vì mục đích chính trị.
Hiện 12 cửa hàng trên đã mở cửa trở lại, mặc dù McDonald phát biểu rằng doanh thu tại thị trường châu Âu đã giảm trong tháng 11.
9. Danone
Tập đoàn thực phẩm của Pháp là một "tay chơi" có tiếng tại Nga. Doanh thu tại Nga chiếm 11% tổng doanh thu hàng năm của hãng và là thị trường lớn nhất của hãng trong năm 2013.
Tuy nhiên, giá cả tăng là điều đáng lo ngại cho thị trường tại Nga của hãng. Danone cho biết lợi nhuận hoạt động đã giảm mạnh trong nửa đầu năm do giá sữa tăng cao.
10. Siemens
Nga cũng là một thị trường lớn cho gã khổng lồ về lĩnh vực kỹ thuật này. Tuy nhiên doanh thu của hãng tại đây đang theo chiều hướng xấu, với con số sụt giảm 14% trong năm tài khoá 2014, so với năm ngoái.
11. Các ngân hàng châu Âu
Sự leo thang khủng hoảng tài chỉnh của Nga có thể sẽ gây rắc rối cho các ngân hàng phương Tây. Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, những người cho vay là thành phần phải chịu ảnh hưởng lớn nhất.
Ở thời điểm cuối tháng Sáu, số nợ mà Nga phải trả các ngân hàng châu Âu là 155,9 tỷ đô la, chiếm 1% tổng lượng cho vay của ngân hàng châu Âu. Các ngân hàng pháp đã cho vay nhiều nhất với 47,8 tỷ đô la, theo sau là Ý với 27,7 tỷ đô la. Các ngân hàng Mỹ sở hữu lượng cho vay khiêm tốn ở mức 26,1 tỷ đô la.
Hai trong số những ngân hàng lớn bị ảnh hưởng từ Nga là Societe General của Pháp và UniCredit của Ý.