Leopard 2A7, Đức: "Báo đốm" tiếp tục được bình chọn là xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất thế giới. Phiên bản 2A7 được trang bị giáp thế hệ mới với khả năng chống chịu tốt hơn với vũ khí chống tăng, bổ sung trạm vũ khí điều khiển từ xa, hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến. Pháo chính 120 mm có khả năng bắn siêu chính xác. |
K2 Black Panther, Hàn Quốc: Báo đen là xe tăng hiện đại và đắt nhất thế giới với đơn giá khoảng 8,5 triệu USD. K2 được trang bị giáp composite tiên tiến, hệ thống điều khiển hỏa lực tối tân. Báo đen được trang bị pháo chính 120 mm của Đức có khả năng bắn với độ chính xác rất cao. |
M1A2 SEP, Mỹ: Đây là phiên bản nâng cấp hiện đại nhất của dòng xe tăng huyền thoại M1 Abrams. Xe được bọc giáp nhồi uranium nghèo cải tiến với khả năng chống đạn xuyên giáp đáng kinh ngạc. Bổ sung thêm trạm vũ khí điều khiển từ xa, lắp thêm súng máy để tăng hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị. |
Challenger 2, Anh: Đây là chiếc xe tăng được bảo vệ tốt nhất thế giới, nó cũng là chiếc xe tăng duy nhất chưa từng bị phá hủy trong chiến đấu thực tế. Challenger 2 được trang bị pháo chính 120 mm có khả năng bắn chính xác cao. Tuy nhiên, khối lượng chiến đấu nặng nề cùng động cơ công suất thấp khiến xe kém cơ động trên chiến trường. |
T-14 Armata, Nga: Đây là chiếc xe tăng mới và hiện đại nhất của Nga. Xe được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến lần đầu áp dụng cho xe tăng như tháp pháo điều khiển từ xa, hệ thống phòng vệ chủ động tối tân. Military Today nhận định, T-14 có thể là xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất thế giới nếu các thông số kỹ thuật của xe được công khai. |
Merkava Mk4, Israel: Đây là xe tăng thứ 2 trên thế giới cùng với Nga có hệ thống bảo vệ 2 lớp. Mk4 được trang bị giáp module tiên tiến cùng hệ thống phòng vệ chủ động Trophy đã chứng minh khả năng đánh chặn vũ khí chống tăng trên chiến trường. Mk4 lắp pháo chính 120 m có thể phóng tên lửa chống tăng qua nòng. |
Type-90, Nhật Bản: Đây là xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất của Nhật Bản được chế tạo trong những năm 1990. Xe được trang bị giáp composite hiện đại, lắp pháo chính 120 mm của Đức, hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến. Type-90 được trang bị động cơ công suất 1.500 mã lực cho phép đạt tốc độ 70 km/h. |
Leclerc, Pháp: Nó từng là xe tăng đắt nhất thế giới cho đến khi bị Báo đen của Hàn Quốc soán ngôi. Leclerc được trang bị giáp composite hiện đại, có thể bổ sung thêm giáp module tùy vào mối đe dọa. Xe lắp pháo chính 120 mm, hệ thống điều khiển hỏa lực của xe có thể bắn chính xác 95% mục tiêu ở cự ly 2 km. |
Oplot-M, Ukraine: Đây là phiên bản nâng cấp từ T-84 Oplot theo phong cách phương Tây. Xe được trang bị pháp phản ứng nổ Nozh-2, hệ thống phòng vệ chủ động Zaslon giúp tăng khả năng sống sót trên chiến trường. Oplot-M sử dụng pháo chính 125 mm với khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng. |
T-90, Nga: Dòng xe tăng này tuy không tinh vi như các xe của phương Tây nhưng đã chứng minh hiệu quả cao trên chiến trường. Hỏa lực mạnh với pháo 125 mm, khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng giúp T-90 tấn công tầm xa hơn so với các đối thủ phương Tây. |