1. Eike Batista
Chức vị: Chủ tịch kiêm CEO tập đoàn EBX
Trong năm 2013, Batista đã làm bốc hơi hàng chục tỷ USD giá trị cổ phần công ty. Tập đoàn EBX bao gồm các công ty OGX (dầu lửa), MMX (khai khoáng), OSX (công nghiệp ở nước ngoài), và CCX (khai thác than đá) niêm yết trên sàn BM&F Bovespa của Brazil. Trong đó, công ty OGX, đã đệ đơn xin phá sản hồi tháng 10, khi không thể sản xuất được 10,8 tỷ thùng dầu như lời hứa của Batista. Một tuần sau đó, hãng đóng tàu OSX, với tài sản phụ thuộc vào OGX, cũng phá sản. Cả hai công ty đều có nợ lớn hơn tài sản và cổ phiếu mất giá tới 95% trong năm 2013. Tỷ phú Batista cũng mất phần lớn tài sản của mình, giảm từ 30 tỷ USD xuống dưới 400 triệu USD.
2. Ronald Johnson
Chức vụ: CEO công ty J.C. Penney
Cựu lãnh đạo bộ phận bán lẻ của Apple, cũng là cựu nhân viên cấp cao của Target, Ronald Johnson đã thất bại trong việc vực dậy các cửa hàng yếu kém của J.C. Penney. Johnson đã không thử nghiệm trước khi áp dụng các biện pháp cắt bỏ giảm giá và khuyến mại. Ngoài ra, việc đưa ra logo và các chiến dịch quảng cáo mới cũng bị khách hàng la ó. Trong suốt nhiệm kỳ của Johnson, lợi nhuận của công ty liên tục giảm, cổ phiếu giảm từ 42 USD xuống còn 14 USD.
3. Eddie Lampert
Chức vụ: Chủ tịch kiêm CEO Sears Holdings
Quản lý quỹ đầu tư, người giúp Kmart thoát khỏi nguy cơ phá sản hồi năm 2003, đã mua lại Sears với giá 11 tỷ USD và sáp nhập các công ty lập thành Sears Holdings vào 2005. Trong năm 2013, Lampert đã rót tiền vào công nghệ và các chương trình thành viên của công ty, nhưng không đầu tư cho các cửa hàng và marketing. Công ty thua lỗ tới 800 triệu USD trong 3 quý đầu năm 2013. Nợ tăng lên 7 tỷ USD trong khi tiền mặt chỉ còn 600 triệu USD. Các chính sách cắt giảm chi phí, bán tài sản và mua lại cổ phiếu của Lampert cũng thất bại.
4. Thorsten Heins
Chức vị: Cựu CEO BlackBerry (thôi việc hồi tháng 11)
Sau khi thị phần smartphone của BlackBerry, trước đây là Research in Motion, giảm từ gần 50% bốn năm trước xuống còn 1,5%, Heins lên nắm quyền lãnh đạo và tuyên bố không cần phải có thay đổi gì nhiều. Ông đặt cược nhiều vào hai thiết bị mới sử dụng hệ điều hành BlackBerry 10, nhưng thất bại. Trong mùa hè, công ty thua lỗ 1 tỷ USD mỗi quý, phải cắt giảm hàng nghìn nhân viên. Cổ phiếu công ty giảm gần 60% trong suốt nhiệm kỳ 22 tháng của Heins. Công ty bảo hiểm Fairfax Holdings đang có ý định mua BlackBerry với giá 4,7 tỷ USD.
5. Steve Ballmer
Chức vị: CEO Microsoft
Kể từ khi đảm nhận vị trí CEO từ Bill Gates năm 2000, Ballmer đã không đánh giá cao sự chuyển đổi từ máy tính cá nhân smartphone và máy tính bảng. Ballmer còn làm mất đi cơ hội giới thiệu máy nghe nhạc của công ty. Ông thất bại trong việc giúp công ty tăng trưởng mạnh tại các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. Cổ phiếu của Microsoft giảm 36% trong nhiệm kỳ của Ballmer.
6. Guido Barilla
Chức vị: Chủ tịch Barilla
Trên một chương trình phát thành của Italy, chủ tịch đời thứ 4 của hãng sản xuất mì ống lớn nhất thế giới, nói: “Tôi không ủng hộ gia đình đồng giới. Không phải tôi thiếu tôn trọng mà chỉ đơn giản quan điểm của tôi không giống họ. Theo tôi, gia đình nên ở dạng cơ bản nơi phụ nữ đóng vai trò cơ bản”. Barilla cũng cho biết ông ủng hộ hôn nhân đồng giới nhưng không chấp nhận một gia đình đồng giới. Sau những chia sẻ trên, Barilla đã phải xin lỗi trên website của công ty, nhưng ông đã làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi khăng khăng khẳng định gia đình truyền thống gắn liền với thương hiệu Barilla. Nhiều tổ chức bảo vệ quyền của người đồng giới bao gồm Equality Italia và Gay & Lesbian Alliance Against Defamation (GLAAD), đã đồng loạt tẩy chay Barilla cũng như mì ống công ty ông sản xuất.
7. Robert Benmosche
Chức vị: CEO AIG
Benmosche đóng vai trò lớn trong vụ trả thưởng 450 triệu USD gây tranh cãi có các nhân viên làm việc tại bộ phận gây tổn thất lớn cho AIG. Tồi tệ hơn, hồi tháng 9, ông còn phát biểu thiếu suy nghĩ trên tờ Wall St. Journal, cho rằng việc chỉ trích khoản thưởng nói trên cũng tồi tệ như chủ nghĩa miệt thị của người da trắng đối với người Mỹ gốc Phi.
8. Chip Wilson
Chức vị: Cựu chủ tịch Lululemon (từ chức đầu tháng 12)
Trong tháng 11/2013, Wilson đã phát biểu trên Bloomberg TV rằng, lý do quần yoga của công ty đôi khi bị rách là do cơ thể của người phụ nữ không phù hợp. Quần của hãng không sản xuất phù hợp với cơ thể của một số phụ nữ”. Ông ám chỉ việc một số phụ nữ béo không nên mặc quần áo của Lululemon. Cũng giống Benmosche, Wilson phải xin lỗi nhưng không được nhiều người thông cảm trên Youtube: “Tôi rất buồn. Tôi thực sự rất buồn. Tôi buồn vì hậu quả của những hành động của mình”. Trước đó, Wilson từng có nhiều hành động xúc phạm tương tự như vậy. Vào năm 2004, ông phát biểu rằng, đặt tên ôcng ty là Lululemon vì ông nghĩ sẽ thật hài hước khi được nghe người Nhật phát âm chữ “L”. Năm 2005, ông gây phẫn nộ khi nói những trẻ em thuộc thế giới thứ 3 nên được cho làm việc tại các nhà máy của công ty bởi chúng cần tiền.
9. Tim Armstrong
Chức vị: CEO của AOL
Trong cuộc họp qua điện thoại gửi tới 1.000 nhân viên AOL, CEO Tim Armstrong đột nhiên mất bình tĩnh và công khai sa thải Abel Lenz, nhân viên đang quay hình ảnh sự kiện. Sau đó, Tim đã gọi Lenz lại để xin lỗi nhưng rất tiếc Lenz vẫn bị sa thải.
10. Greg Gopman
Chức vị: CEO AngelHack (thôi việc vào tháng 10)
Trong tháng 12, Gopman đã đăng tải trên trang Facebook cá nhân: “Vừa trở lại San Francisco. Tôi đã đi vòng quanh thế giới và phải nói rằng, không có gì lố bịch hơn việc đi bộ xuống phố chợ của San Francisco. Tại sao thành phố của chúng ta lại bị tàn phá bởi những kẻ điên cuồng, vô gia cư, nghiện nghập và rác rưởi. Mỗi lần qua đây, tình yêu của tôi dành cho San Francisco chết một ít”. Ngày hôm sau, Gopman cho đăng tải lời xin lỗi: “Đêm qua tôi đã có những nhận xét không thích hơp về khu phố chợ của San Francisco và những cư dân thiếu may mắn tại đây. Tôi thực sự xin lỗi”.