1. Ron Johnson (J.C Penney)Trong bối cảnh công ty thua lỗ và giá cổ phiếu bất ổn, vào tháng 4 năm nay, J.C Penney đã thông báo về việc thay thế ông Johnson chỉ sau 17 tháng ông này nắm quyền. Người kế nhiệm chính là giám đốc điều hành cũ của công ty, Myron Ullman. |
2. Aubrey McClendon (Chesapeake Energy)Sau một loạt các xung đột về lợi ích bị đưa ra ánh sáng, bao gồm cả việc McClendon có một quỹ bí mật 200 triệu USD đầu tư về dầu mỏ và khí ga, thì cuối cùng ông đã phải thôi chức vào tháng 1 năm nay. Ông ra đi với một gói thôi việc có giá trị 35 triệu USD. |
3. Mark Pincus (Zynga)Hãng sản xuất các trò chơi trực tuyến như Farrmville và Words With Friends đang phải đương đầu để thích ứng với cuộc chuyển đổi từ máy tính để bàn sang trò chơi trực tuyến. Cổ phiếu của công ty giảm mạnh, từ 10 USD lúc ra mắt xuống còn 2,42 USD. Tháng 7, nhà sáng lập Pincus đã từ chức Giám đốc điều hành, dù anh hiện vẫn còn trên cương vị chủ tịch và giám đốc sản phẩm. |
4. Thorsten Heins (BlackBerry)Đầu năm nay, BlackBerry cho ra mắt một dòng điện thoại mới nhưng lại phải đón nhận những lời chỉ trích gay gắt, cho rằng hệ điều hành của họ như đi sau thời đại hai năm. Vào tháng 11, Heins đã tuyên bố từ chức. |
5. Steve Ballmer (Microsoft)Sau 33 năm làm việc ở Microsoft, trong đó có 13 năm làm CEO sau khi tiếp quản từ Bill Gates, tháng 8 vừa qua, Ballmer đã thông báo về việc rời công ty. Trước đó, công ty đã ra thông báo về một cuộc tái cấu trúc, và Ballmer trong một tuyên bố đã phát biểu rằng, công ty cần một giám đốc điều hành có thể ở công ty dài hạn cho hướng đi mới này. Cổ phiếu của Microsoft đã giảm 36% trong thời gian Ballmer làm CEO và ngay sau khi ông tuyên bố về việc rời đi, cổ phiếu đã tăng 10%, làm cho số cổ phần trị giá 333 triệu USD của ông tăng lên con số gần 1 tỷ USD. |
6. Andrew Mason (Groupon)Vào tháng 2 năm nay, hãng mua hàng theo nhóm hàng đầu thế giới Groupon đã tuyên bố sa thải Mason. Sau khi ra mắt IPO với trị giá công ty khoảng 16,5 tỷ USD vào tháng 11 năm 2011, thì hiện nay, giá trị của công ty đã sụt giảm 3 tỷ USD khi gặp phải sự cạnh tranh từ các đối thủ, sự mệt mỏi của các khách hàng và sự bất mãn của các thương gia. |
7. Christine Day (Lululemon)Trong nhiệm kì 5 năm của Day, Lululemon đã tăng trưởng theo cấp số nhân nhưng càng ngày hãng càng phải đối mặt với sự cạnh tranh của các thương hiệu như Nike hay Gap, khi các thương hiệu đó cũng tham gia vào thị phần trang phục cho yoga. Sau đó vào tháng 3, Lululemon đã phải thu hồi một dòng sản phẩm quần đen trở nên trong suốt khi người mặc gập người lại. Tháng 5 năm nay, bà đã từ chức với lí do quyết định cá nhân. |
8. Michael T. Duke (Walmart)Doanh số bán hàng chậm chạp cùng với những cuộc biểu tình của công nhân đòi tăng lương đã khiến Duke tuyên bố sẽ rời bỏ cương vị CEO vào tháng 11. Vị trí này sẽ được thay thế bởi nhân viên kì cựu C. Douglas McMillon vào tháng 2 tới. |
9. Robert McDonal (Procter & Gamble)Vào tháng 5 vừa qua, McDonald đã tuyên bố sẽ rời vị trí lãnh đạo sau khi nhà đầu tư hoạt động William Ackman đổ lỗi cho ông trong việc làm cho P&G hoạt động không hiệu quả, chi phí tiếp thị cao và giá cổ phiếu giảm. Alan G. Lafley là người tiếp nhận vị trí của McDonald. |
10. Angela Ahrendts (Burberry)Tháng 10 năm nay, Ahrendts đã thông báo về việc để lại thương hiệu thời trang thành công của mình để gia nhập Apple, với công việc quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ và trực tuyến của công ty công nghệ này. |