Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 vụ bắt con tin nổi tiếng nhất trong lịch sử (kỳ 1)

Vụ bắt cóc con tin tại trường học ở Nga năm 2004, làm 385 nạn nhân thiệt mạng và hơn 700 người bị thương là một trong những cuộc khủng hoảng con tin đẫm máu nhất trong lịch sử.

Bắt con tin giữa Sydney

Haron Monis, dân nhập cư Australia tới từ Iran, đã thực hiện vụ bắt cóc táo tợn  17 người tại quán quán café Lyndt tại trung tâm thành phố Sydney, ngày 15/12/2014. Ban đầu, người ta cho rằng, Nhà nước Hồi giáo (IS) đã hỗ trợ tên Monis trong vụ  việc, nhưng nhiều bằng chứng sau đó đã chứng minh hắn hành động một mình. Tên này đã nắm giữ 17 con tin trong 16 tiếng trước khi cảnh sát đột kích vào quán rạng sáng ngày 16/12. Hai con tin đã thiệt mạng trong vụ việc gây chấn động  Australia và cả thế giới trong năm 2014. Monis nằm trong tầm ngắm của cảnh sát Australia trong nhiều năm với nhiều cáo buộc  liên quan tới sàm sỡ và tấn công tình dục.
Kẻ bắt cóc yêu cầu các con tin đứng úp mặt vào cửa kính của quán cafe và giơ một lá cờ đen với những dòng chữ trắng, tương tự các lá cờ của lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS). Ảnh: Independent

Haron Monis, một người nhập cư Australia tới từ Iran, đã thực hiện vụ bắt cóc táo tợn 17 người tại quán quán cafe Lyndt giữa trung tâm thành phố Sydney, ngày 15/12/2014. 

Ban đầu, người ta cho rằng, Nhà nước Hồi giáo (IS) đã hỗ trợ tên Monis trong vụ việc, nhưng nhiều bằng chứng sau đó đã chứng minh hắn hành động một mình. Tên này đã nắm giữ 17 con tin trong 16 giờ trước khi cảnh sát đột kích vào quán rạng sáng ngày 16/12. 

Kết cục, hai con tin thiệt mạng và kẻ thủ ác bị bắn chết trong vụ án gây chấn động Australia và cả thế giới năm 2014. Theo Sydney Morning Herald, Monis từng nằm trong tầm ngắm của cảnh sát Australia trong nhiều năm với các cáo buộc liên quan tới quấy rối và tấn công tình dục. 

Toàn cảnh vụ bắt cóc con tin chấn động thế giới

Kẻ bắt cóc vũ trang khống chế khách hàng và nhân viên trong quán Lindt ở trung tâm Sydney vào sáng ngày 15/12 theo giờ địa phương, rồi bị tiêu diệt sau 16 giờ cân não.


Đổi 5 tù nhân Taliban lấy một sĩ quan Mỹ

a

Trung sĩ Bergdahl (phải) trong cuộc trao trả con tin hồi tháng 5/2014. Ảnh: ABC News

Ngày 30/6/2009, trung sĩ Bowe Bergdahl thuộc quân đội Mỹ mất tích không rõ nguyên nhân khi đang hành quân tiễu trừ các phần tử nổi dậy ở thị trấn Yahya Kheyl, tỉnh Paktika, Afghanistan và sau đó rơi vào tay Haqqani, một tố chức khủng bố có liên hệ với phiến quân Taliban. Anh từng lên kế hoạch chạy trốn vào tháng 8/2011, song không thành. Bergdahl chỉ được trả tự do sau khi chính phủ Mỹ thực hiện cuộc trao đổi từ nhân vào ngày 31/5/2014. 

Trong quá trình giam giữ con tin, Taliban phát hành liên tiếp 5 đoạn băng cho thấy nhóm đang giam cầm con tin Berdahl, đồng thời đòi 1 triệu USD tiền chuộc. Sau nhiều tháng đàm phán, Taliban tuyên bố trao trả Bergdahl để đổi lấy 5 thủ lĩnh cấp cao của nhóm mà Mỹ đã giam giữ. 

Đổi một binh sĩ Israel lấy 1.017 tù nhân Palestine

a
 Binh sĩ Israel Gilad Shalid trong ngày trở về. Ảnh: Wikipedia

Tháng 6/2006, quân đội Hamas bắt cóc binh sĩ Israel Gilad Shalid trong một cuộc càn quét vượt biên giới và giam giữ anh làm con tin ở một địa điểm bí mật tại biên giới Gaza. Vụ việc đánh dấu tình trạng leo thang căng thẳng trong cuộc xung đột giữa Israel, Palestine và nhóm hồi giáo Hizbollah tại Lebanon, dẫn tới cuộc xung đột giữa Israel và Lebanon vào mùa hè năm 2006. 

Một chiến dịch lớn nhằm kêu gọi Hamas trả tự do cho Shalit đã diễn ra và nhận được hàng nghìn chữ ký ủng hộ. Sau 5 năm bắt giữ Shalid, quân đội Hamas đã quyết định phóng thích anh để đổi lấy tự do cho 1.027 tù nhân Palestine bị giam giữ tại Israel. Cuộc trao đổi diễn ra ngày 18/10/2011.

Khủng hoảng con tin đẫm máu tại Nga

a
Một người dân bế em nhỏ thoát khỏi hiện trường. Ảnh: Reuters

Từ ngày 1/9 tới 3/9/2004, hơn 1.100 học sinh và phụ huynh trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng con tin đẫm máu khi một nhóm Hồi giáo có vũ trang của phong trào ly khai Chechnya tấn công trường học số 1, thị trấn Beslan, nước Cộng hòa Ossetia thuộc Nga. 

Những kẻ khủng bố đe dọa sẽ làm nổ tung trường học nếu cảnh sát cố gắng tiếp cận vào bên trong tòa nhà. Chúng đặt các em học sinh lên trên cửa sổ như lá chắn sống và nói rằng, chúng sẽ giết 50 con tin nếu một thành viên của nhóm mất mạng và 20 con tin cho mỗi kẻ bị thương, theo RT.

Tới ngày thứ 3 của cuộc bao vây, lực lượng an ninh triển khai súng phun lửa và xe tăng, đồng thời thực hiện cuộc đột kích vào tòa nhà, nơi những kẻ bắt cóc giam giữ con tin. Ít nhất 385 người đã thiệt mạng, gồm 186 trẻ em, và hơn 700 người khác bị thương sau vụ khủng hoảng con tin đẫm máu, gây chấn động thế giới.

Khủng hoảng nhà hát Mosocow 2002

Lực lượng đặc nhiệm giải cứu con tin bị bắt giữ bên trong nhà hát  Dubrovka tại Moscow năm 2002. Ảnh: AFP
Lực lượng đặc nhiệm giải cứu con tin bị bắt giữ bên trong nhà hát Dubrovka tại Moscow năm 2002. Ảnh: AFP               

Ngày 23/12/2002, 42 tay súng có vũ trang gồm cả đàn ông và phụ nữ, tự xưng là những kẻ trung thành với phong trào ly khai ở Chechnya, xông vào nhà hát Dubrovka tại thành phố Moscow của Nga và bắt giữ 850 người làm con tin. Sau hai ngày rưỡi, lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz quyết định đột kích vào tòa nhà và sử dụng loại vũ khí gây choáng để khống chế bọn bắt cóc. Kết quả, 42 kẻ khủng bố đều bị tiêu diệt, 129 con tin thiệt mạng, hơn 700 người khác bị thương.

Những vụ bắt cóc kinh hoàng của phần tử Hồi giáo cực đoan

Nhiều vụ bắt cóc táo tợn và liều lĩnh của các phần tử Hồi giáo cực đoan thực hiện đã dẫn tới những kết quả tàn khốc, làm rúng động cộng đồng quốc tế.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm