Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 vụ bắt cóc con tin nổi tiếng nhất trong lịch sử (kỳ 2)

Washington chịu thất bại lớn với chiến dịch "Móng vuốt Đại bàng" tháng 4/1980 trong nỗ lực giải cứu 52 nhân viên đại sứ quán Mỹ tại Iran bị bắt cóc một năm trước đó.

Khủng hoảng con tin Lebanon trong 10 năm

Ảnh: nirboms.com
Các con tin nằm trong tay những kẻ bắt cóc thuộc tổ chức có mối liên hệ chặt chẽ với Hezbollah. Ảnh: nirboms.com

Vụ khủng hoảng con tin tại Lebanon kéo dài trong 10 năm (từ 1982 tới 1992) với nạn nhân là 96 người nước ngoài tới từ 21 quốc gia khác nhau, trong đó đa số là Mỹ và Đông Âu. Người ta cho rằng những kẻ chịu trách nhiệm cho vụ việc có mối liên hệ với Hezbollah, tổ chức tham gia vào cuộc nội chiến tại Lebanon và giữ quan hệ gần gũi với Iran.

Nguyên nhân chính của vụ bắt cóc là phản ứng trước việc liên minh Mỹ, Syria và những lực lượng chỉ trích Hezbollad phải chịu trách nhiệm về cái chết của 241 người Mỹ cùng 58 người Pháp trong các vụ đánh bom doanh trại hải quân và đại sứ quán tại Beirut. 

8 trong số 96 con tin thiệt mạng trong khi bị giam giữ, chủ yếu do thiếu sự chăm sóc về y tế. Cuộc khủng hoảng chỉ kết thúc khi Syria và Iran gây áp lực lên Hezbollah, buộc tổ chức ngừng ngay các vụ bắt cóc.

Bắt cóc nhân viên đại sứ quán Mỹ ở Tehran

Ảnh: rferl.org
Vụ bắt cóc con tin thuộc Đại sứ quán Mỹ tại Tehran kéo dài hơn một năm. Ảnh: rferl.org

Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ ngày 4/11/1979 khi một nhóm sinh viên Iran ủng hộ cuộc cách mạng Hồi giáo bắt cóc 52 nhân viên đại sứ quán Mỹ tại Tehran. Mỹ đã tìm nhiều cách giải cứu các nạn nhân, nhưng đều thất bại. Đặc biệt, Washington đã chịu tổn thất lớn trong chiến dịch giải cứu "Móng vuốt Đại bàng" vào tháng 4/1980 khi 2 máy bay bị hư hỏng, 8 binh sĩ Mỹ và một dân thường Iran thiệt mạng, mà không thu được kết quả, theo AP.

Vụ bắt cóc chỉ thực sự kết thúc khi cuộc chiến giữa Iran và Iraq nổ ra, buộc Tehran phải chấp nhận đối thoại với Washington. Với sự hỗ trợ của phái đoàn Algeria trong vai trò trung gian, Mỹ và Iran đã ký thỏa thuận vào tháng 1/1981 nhằm trao trả tự do cho các con tin. Vụ việc là nguyên nhân chính khiến Mỹ quyết định hủy bỏ quan hệ song phương với Iran sau năm 1979.

Giải cứu bất thành trong vụ thảm sát tại Thế vận hội Munich 1972

Ảnh: timesofisrael.com
Đức đã thất bại trong nỗ lực giải cứu các vận động viên Israel tham gia Thế vận hội Munich năm 1972. Ảnh: timesofisrael.com

Nhóm khủng bố Black September (Tháng Chín đen) của Palestine bắt cóc 11 vận động viên của đội Olympic Israel khi họ tham gia Thế vận hội Munich tại Đức vào tháng 9/1972. Chúng đã giết chết hai người ngay tại tòa nhà nơi diễn ra Thế vận hội. 

Sau nhiều cuộc đàm phán, những kẻ bắt cóc đồng ý di chuyển tới một sân bay gần nơi giới chức Đức bí mật lên kế hoạch thực hiện vụ tấn công nhằm giải cứu 9 con tin còn lại. Tuy nhiên, sự việc bại lộ dẫn tới một cuộc đấu súng kinh hoàng ngay tại phi trường. Chính kẻ cầm đầu nhóm bắt cóc đã ra tay thảm sát các nạn nhân ngay trên trực thăng của chúng. Kết cục, 17 người đã thiệt mạng.

Khủng hoảng Tháng Mười tại Canada

Ảnh: nfb.ca
Người biểu tình phản đối vụ bắt cóc con tin do Mặt trận Giải phóng Quebec (FLQ) thực hiện vào tháng 10/1970. Ảnh: nfb.ca

Khủng hoảng Tháng Mười là sự kiện lần đầu tiên trong lịch sử chính quyền Canada phải áp dụng thiết quân luật vào thời bình. Đây là một chuỗi các sự kiện kéo dài liên quan tới hai vụ bắt cóc do các thành viên của Mặt trận Giải phóng Quebec (FLQ) thực hiện vào tháng 10/1970 tại tỉnh Quebec. 

FLQ đã bắt cóc Cao ủy Thương mại Anh khi đó, ông James Cross, và Bộ trưởng lao động Quebec, ông Pierre Laporte, nhằm ra điều kiện buộc chính phủ Canada trả tự do cho một số tù nhân của nhóm này. 

Sau nhiều tuần, cảnh sát Canada tìm thấy thi thể của ông Laporte phía sau một ôtô tại bãi đỗ xe của sân bay. FLQ trả tự do cho ông Cross vào đầu tháng 12/1970.

Nạn nhân gia nhập nhóm bắt cóc

Ảnh: Listverse
Patty Hearst. Ảnh: Wikipedia

Câu chuyện của Patty Hearst là một trong những sự kiện nổi bật nhất trong những năm thập niên 70 ở Mỹ. Hearst là con gái của một ông trùm truyền thông giàu ở bang California, Mỹ. Nhóm bán vũ trang Quân đội Tự do Symbionesec (SLA) bắt cóc cô vào tháng 2/1974. Nhiều người cho rằng trong thời gian ở cùng bọn bắt cóc, Patty bị lạm dụng tình dục và tẩy não. Những kẻ bắt cóc đã đề nghị gia đình cô chia sẻ tài sản bằng việc phân phát thực phẩm cho những người nghèo ở California.

Mặc dù sau khi gia đình cô làm theo lời nhóm bắt cóc và phân phát số thực phẩm trị giá 6 triệu USD, con gái họ vẫn không trở về. Kỳ lạ hơn, Patty sau đó tự nguyện gia nhập nhóm bắt cóc và tham gia một vụ cướp ngân hàng vào tháng 4/1974. Năm 1975, Patty bị bắt và lĩnh án 35 năm tù sau đó.

10 vụ bắt con tin nổi tiếng nhất trong lịch sử (kỳ 1)

Vụ bắt cóc con tin tại trường học ở Nga năm 2004, làm 385 nạn nhân thiệt mạng và hơn 700 người bị thương là một trong những cuộc khủng hoảng con tin đẫm máu nhất trong lịch sử.

Khủng hoảng con tin Iran, thất bại ê chề của biệt kích Mỹ

Khi các biện pháp ngoại giao thất bại vào năm 1980, Mỹ đưa Delta, lực lượng biệt kích tinh nhuệ nhất của quân đội, đột kích thủ đô Iran để giải cứu con tin bị giam ở đại sứ quán.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm