Cuộc khủng hoảng con tin tại sứ quán Mỹ ở Iran
Một người đàn ông cầm biển biểu tình trong cuộc khủng hoảng con tin Iran. |
Nạn nhân gia nhập nhóm bắt cóc
Patty Hearst sau khi bị bắt. |
Câu chuyện của Patty Hearst là một trong những sự kiện nổi bật nhất trong những năm 1970 ở Mỹ. Hearst là con gái của một ông trùm truyền thông giàu ở bang California, Mỹ. SLA, một nhóm theo chủ nghĩa vô chính phủ, bắt cóc cô vào tháng 2/1974. Nhiều người cho rằng trong thời gian ở cùng bọn bắt cóc, Patty bị lạm dụng tình dục và tẩy não. Những kẻ bắt cóc đã đề nghị gia đình cô chia sẻ tài sản bằng việc phân phát thực phẩm cho những người nghèo ở California. Tuy nhiên, sau khi gia đình cô làm theo lời nhóm bắt cóc và phân phát số thực phẩm trị giá 6 triệu USD, con gái họ vẫn không trở về. Kỳ lạ hơn, Patty sau đó tự nguyện gia nhập nhóm bắt cóc và tham gia một vụ cướp ngân hàng vào tháng 4/1974. Năm 1975, Patty bị bắt và lĩnh án 35 năm tù sau đó.
Khủng hoảng con tin nhà hát Moscow
Các con tin được đưa ra khỏi nhà hát ở Moscow. |
42 tên khủng bố có vũ trang, gồm cả đàn ông và phụ nữ tự xưng là những kẻ trung thành với phong trào ly khai ở Chechnya, xông vào một nhà hát ở thành phố Moscow vào ngày 23/10/2002. Nhóm khủng bố đã bắt giữ 850 con tin và yêu cầu Moscow rút các lực lượng Nga ra khỏi Chechnya. Sau hai ngày rưỡi, lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz của Nga, đã tấn công toà nhà với sự hỗ trợ của một loại khí gây choáng. Sau cuộc đột kích chớp nhoáng, tất cả 42 kẻ khủng bố bị tiêu diệt, 129 con tin thiệt mạng, hơn 700 người khác bị thương, trong khi lực lượng Spetsnaz không gặp thương vong.
Giải cứu con tin Roy Hallums
Biệt kích Mỹ cứu thoát Hallums. |
Roy Hallums là một nhà thầu người Mỹ trong giai đoạn chiến tranh Iraq. Ngày 1/10/2004, khoảng phiến quân Iraq đột kích nơi Roy trú ẩn. Chúng bắt một người Philippines, một người Nepal và 3 người Iraq, song Hallums là người cuối cùng mà chúng thả. Bất chấp áp lực từ cộng đồng quốc tế và những lời cầu xin công khai, phiến quân vẫn giữ Hallums tới tận tháng 9/2005. Ông chỉ được giải thoát sau khi một đội đặc nhiệm của lực lượng Delta, Mỹ tấn công vào khu trang trại ở phía nam Baghdad. Tổng cộng ông bị giam gữ 10 tháng 7 ngày.
Vụ cướp máy bay Air France
Đặc nhiệm Pháp đột kích máy bay. |
Trong bối cảnh của cuộc nội chiến Algeria (1991 – 2002), nhóm phiến quân Hồi giáo GIA đã bắt cóc một máy bay có số hiệu 8969 của hãng hàng không Air France khi nó khởi hành từ Algiers ngày 24/12/1994. Sau khi hóa trang thành cảnh sát, nhóm khủng bố có vũ trang nhanh chóng khống chế máy bay và 220 hành khách cùng 12 người trong phi hành đoàn. Nhóm khủng bố ép phi công đưa máy bay đến Paris, nhưng sau đó nó phải hạ cánh ở Marseilles do thiếu nhiên liệu. Khi máy bay hạ cánh xuống đường băng, các đội đặc nhiệm của Pháp ngay lập tức đột kích máy bay. Sau cuộc đọ súng ác liệt trong máy bay, họ giải cứu thành công các hành khách. 4 tên khủng bố và 3 hành khách thiệt mạng trong vụ bắt cóc con tin. Tạp chí Time đánh giá đây là một trong những vụ giải cứu con tin thành công nhất trong lịch sử.
Khủng hoảng con tin trường học Beslan
Lực lượng an ninh Nga tấn công ngôi trường và giải cứu con tin. |
Cuộc khủng hoảng con tin trường học Beslan diễn ra từ ngày 1 đến 3/9/ 2004 ở thị trấn Beslan, phía nam nước Nga. Nó bắt đầu khi một nhóm Hồi giáo ly khai có vũ trang chiếm giữ trường học số 1 và bắt giữ 1.100 con tin, trong đó có khoảng 777 trẻ em. Những kẻ bắt cóc thuộc tiểu đoàn Riyadus-Salikhin của phong trào ly khai Chechnya. Trong ngày thứ ba của vụ bắt giữ, lực lượng an ninh Nga đã xông vào tòa nhà với các loại vũ khí hạng nặng như xe tăng, rocket. Kết quả của nỗ lực giải cứu là 334 con tin - bao gồm 186 trẻ em - thiệt mạng và khoảng 783 người bị thương.
Vụ bắt cóc con tin Dos Palmas
2 trong số các con tin mà nhóm phiến quân Hồi giáo Abu Sayyaf bắt cóc ở phía nam Philippines vào năm 2001. |
Ngày 27/5/2001, các thành viên của nhóm phiến quân Hồi giáo Abu Sayyaf bắt khoảng 20 con tin tại khu nghỉ mát Dos Palmas ở vịnh Honda, phía nam Philippines. Vụ bắt cóc này dẫn đến cái chết của ít nhất 5 con tin, bao gồm hai công dân Mỹ là Guillermo Sobero và Martin Burnham. Ngoài ra, ít nhất 22 binh sĩ Philippines cũng thiệt mạng trong nỗ lực bắt giữ nhóm bắt cóc và giải cứu kéo dài 12 tháng. Một số nguồn tin cho hay, lực lượng chính phủ Philippines cũng tiêu diệt một số kẻ bắt cóc nhưng không đưa ra con số cụ thể.
Khủng hoảng con tin đại sứ quán Nhật Bản
Đặc nhiệm Peru đột kích khu nhà ở của đại sứ Nhật Bản. |
Sự kiện này xảy ra ngày 17/12/1996 ở Lima, Peru, khi 14 thành viên của Phong trào Giải phóng Tupac Amaru (MRTA) đột nhập vào một bữa tiệc ở tòa nhà của đại sứ Nhật Bản Morihisa Aoki. Chúng bắt giữ hàng trăm người, bao gồm các quan chức ngoại giao cấp cao, sĩ quan quân đội và lãnh đạo doanh nghiệp. Sau đó bọn bắt cóc thả phần lớn con tin. Lực lượng đặc nhiệm Peru đột kích vào đại sứ quán Nhật Bản vào ngày 22/4/1997. Trong vụ đột kích, toàn bộ 14 thành viên MRTA, 1 con tin và 2 binh sĩ Peru thiệt mạng. Hầu hết người dân Perut đều đánh giá đây làm một vụ giải cứu thành công và nó cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của truyền thông quốc tế khi đó.
Thảm sát trường học người Amish
Cảnh sát tập trung tại hiện trường vụ bắt cóc, giết người. |
Ngày 2/10/2006, tay súng Charles Carl Roberts IV bước vào một phòng học của người Amish ở Hạt Lancaster, Pennsylvania, Mỹ. Hắn ta bắt giữ nhiều bé gái và thả những bé trai, một người phụ nữ mang bầu. Sau khi yêu cầu các bé gái tuổi từ 6 đến 13 xếp hàng với tư thế úp mặt vào bảng, Roberts lạnh lùng rút súng bắn 10 bé và khiến 5 nạn nhân thiệt mạng. Ngay sau đó, Roberts cũng tự tử. Mặc dù truyền thông đưa tin sát sao về vụ việc vào thời điểm đó, nhưng họ không biết động cơ gây án của hung thủ.
Giải cứu ứng viên tổng thống Colombia
Bà Ingrid Betancourt khi bị giam giữ. |
Cựu thượng nghị sĩ Colombia và nhà hoạt động chống tham nhũng, Ingrid Betancourt, bị bắt cóc khi bà đang thực hiện chiến dịch tranh cử tổng thổng vào ngày 23/2/2002. Những kẻ bắt cóc là thành viên của Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC) và chúng đã giam bà trong 6 năm rưỡi ở vùng rừng núi nước này. Ngày 2/7/2008, lực lượng an ninh Colombia tiến hành chiến dịch giải cứu mang tên “Operation Jaque” và giải cứu thành công Betancourt cùng 14 con tin khác, bao gồm 3 người Mỹ và 11 binh sĩ, cảnh sát Colombia. “Operation Jaque” là được đánh giá là một chiến dịch giải cứu con tin mang tính chất táo bạo, hiệu quả và an toàn tuyệt đối. Trong suốt quá trình giải cứu, không một người nào thiệt mạng hay bị thương.