10 vấn đề kinh tế thế giới nổi bật năm 2012
Trong 10 vấn đề này, có 2 sự kiện đình đám được nhiều người nhớ tới là cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của Obama - Mitt Rommey và vụ IPO thất bại của Facebook.
1. Ngân hàng trung ương là cơ quan quyền lực nhất tại mỗi nước
Trong kỷ nguyên u tối này, ngân hàng trung ương là niềm hi vọng cuối cùng tốt đẹp nhất về lối thoát khỏi tình trạng kinh tế trì trệ. Cục dự trữ liên bang Mỹ đã tung ra gói nới lỏng định lượng QE3, và mới đây đã liên hệ lãi suất trong tương lai với tỉ lệ thất nghiệp. Ngân hàng trung ương Châu Âu đã phát động chương trình giao dịch tiền tệ công khai (OMT), cũng là một chương trình nới lỏng định lượng vô thời hạn, nhằm chấm dứt cơn hoảng loạn nợ công ở Nam Âu. Tình hình này có vẻ như sẽ tiếp diễn vào năm 2013, và những cơ quan tài chính sẽ lâm vào cảnh đình trệ trên toàn cầu. Người sẽ nắm phần thắng trong đợt bầu cử sắp tới của Nhật Bản mong muốn ngân hàng nước này cũng phát động chương trình nới lỏng định lượng vô hạn. Thống đốc mới đắc cử của ngân hàng Anh vừa mới chấp thuận một ý tưởng còn táo bạo hơn, đó là nhắm mục tiêu vào nền kinh tế tổng thể, hơn là vào vấn đề lạm phát. |
2. Tốc độ phục hồi nền kinh tế Mỹ đã ổn định hơn: 2012 = 2011
Vào ngày đầu năm 2012 cũng như mọi năm, mọi người chúc nhau một năm mới. Nhưng năm qua có thực sự “mới” so với năm ngoái? Trong năm 2011, mức tăng trưởng nền kinh tế chỉ dừng lại ở 2%, và tạo ra 150.000 việc làm mỗi tháng. Vào năm 2012, mức tăng trưởng nền kinh tế cũng chỉ dừng lại ở mức 2%, và cũng tạo ra 150.000 việc làm mỗi tháng. Trong năm 2011, sự tăng trưởng của nền kinh tế chững lại bởi thất bại lộ liễu của Washington về đàm phán trần nợ công. Năm 2012, sự tăng trưởng của nền kinh tế cũng chững lại bởi thất bại lộ liễu của Washington về vực thẳm tài khóa. Năm 2011, một ván bài được lật ngửa về thuế vào cuối năm đã dẫn đến chính sách cắt giảm thuế từ thời của Bush. Năm 2012, tình hình cũng lặp lại y như thế. Vẫn còn nhiều thời gian để tạo nên một năm 2013 khác biệt hoàn toàn so với năm 2012. |
3. Cuộc chạy đua thảm khốc
Một trong những điều thú vị nhất về chiến dịch tranh cử tổng thống là cách mà những ứng viên tranh cử khiến những chủ đề mà bình thường không bao giờ được đề cập đến bỗng trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Nhờ có cuộc chạy đua của Mitt Romney trong chiến dịch tranh cử tổng thống mà gần như cả đất nước bỗng sôi sục vì những suy tíRnh về khái niệm và giá trị của chủ nghĩa tư bản hung hãn mang tính tập trung vào hiệu quả mà người của đảng Cộng hòa này giúp khai phá công ty đầu tư Bain Capital, và chính điều đó đã giúp định hình lại cảnh quan những công ty Mỹ trong suốt 30 năm qua. Cuối cùng thì danh hiệu “nhà tư bản kền kền” có vẻ như đã ám ảnh chiến dịch Romney bằng việc giết chết cơ hội ở những bang trung lập như Ohio. Công bằng ư? Có lẽ không. Nhưng cũng như thương trường, chính trường là một mặt trận thảm khốc. |
4. Mario Draghi được coi là người đàn ông của năm
Chết chóc. Thuế. Cơn khủng hoảng đồng Euro. Đây là những thứ người ta nắm rõ nhất trong những năm qua. Nhưng bây giờ thì không như thế nữa, mặc dù chết chóc và thuế vẫn là những vấn đề còn tồn tại, còn cơn khủng hoảng đồng Euro gần như đã tan biến. Hiện tại thì thất nghiệp vẫn ở giai đoạn khủng hoảng ở Tây Ban Nha và Hy Lạp mà hầu như không có chút khả quan nào cả. Tình trạng này thật đáng báo động. May thay đồng Euro hiện không còn nằm trong danh sách tiền tệ lưu hành bị đe dọa nữa. Thống đống ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) Mario Draghi được coi là đấng cứu sinh của đồng Euro. Nhận tiếp quản ngân hàng vào cuối năm 2011, Draghi đã phải đối mặt với hàng loạt vấn đề, vấn đề lớn nhất là tình hình những quốc gia bị đẩy vào vòng xoáy của cơn hoảng loạn. Giới đầu tư đánh cược rằng các nước sẽ phải giải thoát cho đồng Euro bằng cách kéo chi phí đi vay của những nước này lên, và hướng đi này sẽ đẩy các nước vào cảnh khốn cùng u tối. Draghi đã chấm dứt trò chơi hủy diệt này bằng lời hứa “bất chấp tất cả” để cứu đồng EURO. Cụ thể hơn, Draghi đã lên kế hoạch cho ECB mua trái phiếu với một số lượng vô hạn từ những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng miễn là họ chấp nhận đi theo những quy định mà ECB đặt ra. Cơn khủng hoảng kết thúc. Châu Âu vẫn phải tìm cách tạo lâp một kho bạc chung và hệ thống ngân hàng có mối liên hệ với đồng tiền chung. Bây giờ thì Châu Âu đã có nhiều thời gian để thực hiện điều đó mà không còn phải lo ngại về mối đe dọa rộng rãi của cuộc chiến tài chính quyết liệt đã đổ lên đầu họ. Năm đầu tiên của Draghi quả không tồi chút nào. |
5. Sự trở lại của thị trường nhà đất
Kể từ khi thị trường bất động sản bị đẩy vào vòng khủng hoảng, thì những nhà kinh tế và những nhà hoạch định chính sách đã phải đợi chờ trong mòn mỏi sự trở lại của thị trường nhà đất. Cuối cùng thì sự chờ đợi dai dẳng đã có kết quả. Giá nhà đất đã kết thúc chặng đường trì trệ và bắt đầu phất lên. Nhịp độ nhà bị xiết nợ bắt đầu chậm lại, xây dựng đẩy mạnh. Thị trường vẫn còn phải đi một chặng đường dài để phục hồi sau bong bóng kinh tế, nhưng tất cả đang dần lấy lại đà đi lên, và dù thế nào đi chăng nữa thì nhà đất luôn là nhân tố sống còn trong nền kinh tế Mỹ. Thị trường bất động sản bắt đầu khởi sắc là nhờ vào mức chi tiêu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng thường là động lực thúc đẩy hồi phục sau khủng hoảng. Cho đến khi thị trường tự vực dậy, chúng ta cần phải có những bước tiến từ từ. Tất cả những tiến bộ này là nhờ đâu? Chính là thị trường tự do. Nỗ lực của chính quyền Obama trong việc ngăn chặn nhịp độ xiết nợ và hồi phục sức mua có phần yếu ớt. Nhưng chính bản chất tự nhiên của nhà đất đã giúp nó lấy lại đà đi lên. Năm tới có lẽ không phải là một năm ngoạn mục để bứt phá. Nhưng ít nhất thị trường bất động sản cũng sẽ không đến nối thảm hại như nó đã từng. |
6. Trung Quốc vẫn là vấn đề lớn của Mỹ
Cuối cùng thì điều đó cũng phải xảy ra. Những nền kinh tế không phải lúc nào cũng đạt mức tăng trưởng 10%. Sản xuất công nghiệp Trung Quốc đi xuống và dự đoán của các nhà kinh tế về tốc độ sụt giảm trầm trọng đã tạo nên một cú shock trên thị trường toàn cầu, hãm lại nhịp độ tăng trưởng từ Úc tới Mỹ Latin. Các nền kinh tế chủ chốt đã khôi phục trong vòng vài tháng vừa qua, nhưng vấn đề lâu dài của Trung Quốc vẫn đáng lo ngại hơn nhiều. Sự chuyển dịch tới một nền kinh tế tiêu thụ hiện đại sẽ phải xảy ra, hoặc là bị trì hoãn nghiêm trọng phụ thuộc vào khả năng lãnh đạo mới ở đảng cộng sản trung Hoa. |
7. Một cuộc cách mạng năng lượng ở Mỹ đang nổ ra, nhưng giấc mơ về độc lập năng lượng vẫn chỉ là chuyện hoang đường
Năm 2012, nước Mỹ được phong tặng một biệt danh mới: Saudi America. Nhờ có sự nở rộ đáng ngạc nhiên trong sản xuất dầu và khí tự nhiên từ những tiến bộ trong công nghệ khoan như bẻ gãy thủy lực, những nhà phân tích năng lượng chủ đạo bắt đầu cho rằng đất nước đã sẵn sàng để lấy lại vị trí cũ giữa những cương quốc năng lượng hóa thạch lớn trên thế giới. Vào tháng 11, cơ quan năng lương quốc tế đã dự đoán rằng Mỹ sẽ bắt kịp Nga để trở thành quốc gia sản xuất khí ga số 1 vào năm 2005, vượt qua Ả Rập Xê-Út về sản xuất dầu vào năm 2020. Những vị tổng thống vẫn mơ về độc lập năng lượng kể từ khi có lệnh cấm vận dầu từ Ả Rập năm 1973, và đó vẫn còn là giấc mơ xa vời. Ít nhất, Mỹ đã đạt được cái gọi là “độc lập”, nếu như “độc lập” ở đây có nghĩa là khoan được hydrocarbons nhiều như mức tiêu thụ, và là việc nhập khẩu lượng còn lại từ những nước láng giềng thân thiện ở phía bắc và phía nam. Có một điều rằng, năng lượng là tài sản trời cho, nhưng nó cũng không phải là phương thuốc cứu chữa cho nền kinh tế. Một khi vẫn còn phụ thuộc vào dầu lửa, Mỹ sẽ phải trả mọi thứ mà nền kinh tế thị trường đòi hỏi. |
8. Thất bại đau thương của Facebook
Có quá nhiều điều chúng ta không biết về Facebook. Trong vòng mười năm, nó có thể sẽ là nền tảng kĩ thuật số thống trị của thế giới công nghệ, và người ta ví việc sử dụng Internet mà không có Facebook cũng tương tự như sống mà không có oxy vậy. Ngoài ra, nó có thể là kẻ cắp thời gian tệ hại nhất. Lần phát hành cổ phiếu đầu tiên của Facebook thực sự là một thảm họa đã làm rúng động cộng đồng khởi nghiệp. Sau làn hỏa mù về sự cố kĩ thuật và cú trượt dốc của giá cổ phiếu, Facebook trở thành sự cố IPO đáng thất vọng nhất thập kỉ. Thất bại này không hề liên quan đến kế toán, cũng chẳng đụng chạm đến lòng tin vào nhà sáng lập Mark Zuckerberg. Vậy chúng ta nên đặt niềm tin vào đâu? |
9. Chiến dịch 47%
Câu chuyện Mitt Romney hoàn thành chiến dịch tranh cử với 47% số phiếu, chính xác là 47,3%, thật sự là chuyện lố bịch. Mitt Romney có khả năng sẽ thắng nếu những lời bình luận trong cuộn băng video của ông, cáo buộc 47% dân số đất nước sống phụ thuộc vào chính phủ không được đưa ra ánh sáng. Obama đã thực hiện chương trình nghị sự kinh tế giúp hỗ trợ nửa dân số kém may mắn. Sau thất bại của Romney, những người theo đảng Cộng Hòa sẽ phải cải tác lại những nguyên tắc kinh tế bằng những lời lẽ lôi cuốn hơn, đăc biệt là nhắm vào nhóm thiểu số và công nhân có thu nhập thấp. |
10. Chính phủ Mỹ giống như một kẻ gỡ bom tệ hại
Vực thẳm, tụt dốc, kìm hãm. Không một ai để tâm đến phép ẩn dụ này vào thời điểm hiện tại, nhưng không có một câu chuyện kinh tế nào được nhắc đến nhiều hơn là câu chuyện liên quan đến tài khóa. Chính phủ Mỹ giống như một kẻ gỡ bom tệ hại ngoại trừ việc họ đã cài đặt những quả bom mà sau đó phải tháo gỡ chính quả bom đó. Mùa hè năm 2011, trần nợ công đe dọa làm nổ tung thế giới tài chính, và trong giây phút cuối cùng, những người trong đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa đã thảo thuận “gỡ bom” bằng cách đặt một quả bom khác, có tên “vực thẳm tài khóa”. Bây giờ họ có thể cho nổ quả bom này bằng cách đặt một quả bom khác vào năm sau nếu chính phủ không đạt được một thỏa thuận về những chương trình y tế của chính phủ. Đảng Dân chủ luôn là hình thái chính phủ tệ nhất, và thật khó để nghĩ: họ có thể nỗ lực hơn một chút nào nữa không? |
Theo CafeF/TTVN