Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 nền kinh tế đặc biệt nhất thế giới

Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), những nền kinh tế dưới đây được liệt vào hàng “khỏe mạnh” nhất thế giới dựa trên những thước đo phát triển kinh tế riêng.

5 nền kinh tế đặc biệt nhất thế giới

Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), những nền kinh tế dưới đây được liệt vào hàng “khỏe mạnh” nhất thế giới dựa trên những thước đo phát triển kinh tế riêng.

1. Luxembourg: thu nhập bình quân đầu người cao nhất

Thước đo sự phát triển kinh tế: GDP trên đầu người

GDP trên đầu người năm 2012 (ước tính): 106.958 USD

Là đất nước nhỏ bé tại châu Âu, tuy nhiên, Luxembourg lại có tổng sản lượng quốc nội (GDP) trên đầu người cao nhất thế giới.

Với tổng thu nhập quốc nội ước tính đạt 55,9 tỷ đôla trong năm 2012, nền kinh tế của Luxembourg thực tế còn khá nhỏ. Tuy nhiên với dân số thấp thì tính ra, GDP bình quân đầu người của Luxembourg lại lên tới 106.958 đôla- con số mà hiện chỉ có Qatar mới xứng tầm “địch thủ”.

Ngoài ra, Luxembourg cũng là quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát thấp. Các khu vực công nghiệp và tài chính là trụ cột của nền kinh tế nước này. Bên cạnh đó, chất lượng cuộc sống của người dân Luxembourg hiện được coi là cao nhất trên thế giới.

2. Madagascar: nền kinh tế có nợ chính phủ thấp nhất

Thước đo sự phát triển kinh tế: nợ chính phủ

Nợ chính phủ ước tính năm 2012: 5%

Quốc đảo Madagascar tọa lạc xa bờ biển phía đông của châu Phi hiện là đất nước có nợ chính phủ thấp nhất trên toàn cầu.

Theo IMF, cho tới cuối năm nay, Madagascar hoạch định nợ dự tính chỉ chiếm 5% kích cỡ của toàn bộ nền kinh tế. Con số này thực quá nhỏ bé khi đem ra so sánh với các cường quốc như Mỹ- nợ chính phủ ở mức 107%, Ấn Độ- nợ chính phủ ở mức 68% hay Nhật Bản- nợ chính phủ lên tới 236%.

Tuy nhiên các thước đo kinh tế khác lại cho thấy nền kinh tế Madagascar vẫn cần nhiều nỗ lực. Trong năm 2012, GDP trên đầu người tại quốc đảo chỉ đạt 470 đôla và nền kinh tế dự kiến tăng trưởng ở mức 3%.

3. Mỹ: nền kinh tế lớn nhất

Thước đo sự phát triển kinh tế: Tổng thu nhập quốc nội (GDP)

GDP ước tính trong năm 2012: 15,6 nghìn tỷ đôla

Tổng thu nhập quốc nội tại Mỹ dự kiến sẽ đạt 15,6 nghìn tỷ đôla trong năm 2012, đưa quốc gia này trở thành nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới.

Trung Quốc- nền kinh tế đang phát triển như vũ bão mới đây đã vượt qua Nhật Bản, đứng vị trí thứ 2 sau Mỹ. Trung Quốc dự kiến GDP đạt 7,9 nghìn tỷ đôla trong năm 2012- con số chỉ bằng một nửa của Mỹ. Nhưng kể cả với tỷ lệ tăng trưởng thường niên ở mức 7% đến 10%, Trung Quốc cũng phải mất hàng thập kỷ nữa mới theo kịp Mỹ.

Lớn mạnh là vậy, tuy nhiên nền kinh tế Mỹ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức đáng kể. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đất nước này đang chậm chạp khôi phục, thị trường lao động còn yếu sẽ cần nhiều năm để phục hồi từ tình trạng biến động hiện nay.

4. Libya: nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất

Thước đo sự phát triển kinh tế: tốc độ tăng trưởng GDP

Tốc độ tăng trưởng GDP ước tính trong năm 2012: 76%

Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao chóng mặt của Libya không dựa trên những hoạch định đúng đắn, một cuộc bùng nổ tài nguyên hay sự quản lý hiệu quả của chính quyền. Thay vào đó, tỷ lệ tăng trưởng GDP dự kiến đạt 76,3 % của đất nước Bắc Phi này có được là nhờ... chiến tranh.

Trên thực tế, hầu hết các quốc gia đứng đầu trong danh sách những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới do IMF công bố đều là những đất nước gần đây xảy ra xung đột. Sierra Leone- nơi diễn ra cuộc chiến tranh tàn bạo lại có mức tăng trưởng kinh tế dự kiến đạt 35,8% vào năm 2012, theo sau đó là Iraq (11,1%) và Afghanistan (7,2%).

Tỷ lệ tăng trưởng GDP cao của Libya có thể là nhờ sự phục hồi khai thác và chế biến dầu thô sụp đổ vào năm 2011 khi những phần tử nổi loạn tiến hành đấu tranh; và thậm chí là nhờ chiến dịch chống lại nhà cầm quyền cũ Moammar Gadhafi đã diễn ra thành công.

Trước năm 2011, việc khai thác dầu thô chiếm tới hơn 70% tổng thu nhập quốc nội của Libya. Nhưng khi những kẻ nổi loạn tiến đến Tripoli, sản lượng giảm từ 1,77 triệu thùng/ngày xuống còn 22.000 thùng/ngày. Với sự tăng sản lượng ngang bằng so với trước chiến tranh, mà thậm chí còn nhanh hơn kỳ vọng thì một mức tăng vượt bậc là điều hoàn toàn có thể. Dù thế thì công cuộc hồi phục nền kinh tế một cách trọn vẹn còn cần tới rất nhiều năm nữa.

5. Mongolia: nền kinh tế có đầu tư tốt nhất

Thước đo sự phát triển kinh tế: Tỷ lệ đầu tư trên GDP

Tổng đầu tư ước tính trong năm 2012: 64%

Nằm giữa Trung Quốc và Nga, Mongolia đang trải qua cuộc bùng nổ kinh tế mạnh mẽ.

Nhờ sự phát triển của ngành mỏ, tổng thu nhập quốc nội của nước này tăng 17,3% trong năm 2011 và vẫn trên đà tiến tới một thắng lợi mới ở năm 2012.

Ngoài ra, Mongolia cũng dẫn đầu thế giới về mức đầu tư cao- chiếm 63,6% GDP. Tuy nhiên, tăng cường đầu tư có vẻ như là xu hướng của cả khu vực khi Trung Quốc dẫn thứ 2 với mức 48,4% và Bhutan đứng thứ 4 với 46,6%.

Xong nền kinh tế của Mongolia vẫn còn phụ thuộc nặng nề vào các nước láng giềng. Trong khi Trung Quốc nhập tới 90% hàng xuất khẩu của Mongolia thì Nga lại là nguồn cung 95% trữ lượng xăng dầu cho đất nước nhỏ bé này.

Phong Lâm

Theo CNN/Infonet

Phong Lâm

Theo CNN/Infonet

Bạn có thể quan tâm