Trận chiến Kulikovo
Trong năm 1380, những người Công quốc Nga thống nhất khởi nghĩa giành độc lập từ lãnh chúa Golden Horde. Lực lượng khởi nghĩa gồm khoảng 60.000 người và họ hội binh tại Kulikovo. Lãnh chúa Horde cử 100.000 - 150.000 quân đi dẹp loạn.
Một bức tranh về trận chiến Kulikovo. Ảnh: military-history.org |
Khi chiến đấu, Dmitri, một hoàng tử Nga đã đổi áo giáp cho binh sĩ, nhằm đánh lạc hướng tấn công của quân đội. Sau khi hạ người mặc áo giáp của chỉ huy đối phương, quân lãnh chúa nghĩ họ dễ giành chiến thắng. Tuy nhiên, Dmitri vẫn lãnh đạo binh sĩ chiến đấu. Sau 3 giờ giao tranh, phe nổi dậy tiêu diệt gần hết đạo quân của lãnh chúa Horde và chịu thiệt hại 20.000 người. Trận chiến Kulikovo làm 120.000 – 170.000 người thiệt mạng.
Trận chiến Kalinga
Chiến tranh Kalinga nổ ra trong hai năm 262 - 261 trước Công nguyên giữa đế chế Mauryan và Kalinga, một nước cộng hòa của Ấn Độ. Giao tranh giữa các bên lên tới đỉnh điểm trong trận chiến gần sông Daya. Đế chế Maurayan tập hợp 400.000 quân trong khi đối thủ của họ chỉ có khoảng 63.000 ngàn binh sĩ.
Trận chiến Kalinga làm khoảng 200.000 – 300.000 người thiệt mạng. Ảnh: military-history.org |
Dù số lượng ít hơn rất nhiều nhưng binh sĩ cộng hòa Kalinga chiến đấu rất kiên cường để bảo vệ nền độc lập của đất nước. Tuy nhiên, họ không thể kháng cự đối phương đông hơn gấp bội. Cuộc chiến làm khoảng 200.000 – 300.000 người thiệt mạng. Theo một số tài liệu, dòng sông Daya đỏ vì máu của binh sĩ hai bên. Hoàng đế Mauryan khiếp đảm trước con số thương vong nên không dẫn quân chinh phạt thêm lần nữa.
Trận Panipar thứ 3
Trận chiến Panipar. |
Ngày 14/1/1761, một trận chiến lớn nổ ra ở Panipar - cách New Delhi, Ấn Độ khoảng 100 km về phía bắc. Đế quốc Durrani và Marathas tung 440.000 quân vào trận chiến. Các cuộc giao tranh đẫm máu khiến khoảng 200.000 binh sĩ của cả hai bên thiệt mạng. Trận chiến Panipar thứ 3 gây nhiều tổn thất về người nhất trong cả cuộc chiến.
Cuộc chinh phục Tenochtitlan
Mô phỏng cuộc bao vây Tenochtitlan. |
Thành phố Tenochtitlan của đế chế Aztec lớn gấp đôi kích thước của đô thị lớn nhất châu Âu trong những năm đầu thế kỷ 16. Năm 1521, Tây Ban Nha cử 13 tàu chiến, 1.000 binh sĩ và khoảng 100.000 quân đồng minh bản địa tới bao vây thành phố, nhằm lật đổ đế chế Aztec. Số người thiệt mạng trong giao chiến không nhiều nhưng hậu quả của các cuộc bao vây làm 200.000 binh sĩ và thường dân thiệt mạng. Phía Tây Ban Nha mất 20.800 người.
Trận chiến Salsu
Trận chiến Salsu. |
Trận Salsu xảy ra giữa vương triều Goguryeo của Triều Tiên và nhà Tùy của Trung Quốc năm 612 sau Công nguyên. Vua Tùy phái khoảng 1.000.000 quân chiếm lãnh thổ của vương triều Goguryeo. Vua Triều Tiên cử 305.000 binh sĩ trấn thành, trong khi số quân còn lại mai phục quân Tùy. Họ xây một đập nước lớn và phá nó khi quân Tùy vượt sông. Dòng nước dữ khiến 300.000 quân Trung Quốc tan tác. Cuộc chiến giết 298.000 người ở cả hai phía.