Nghĩa trang Green-Wood, thành phố New York
Đây là một nghĩa trang rộng lớn, khoảng 478 mẫu Anh, với nhiều ao hồ cùng khoảng không gian vô cùng kỳ thú. Vào năm 2006, nghĩa trang này chính thức được vinh danh là danh lam lịch sử quốc gia. Khu vực này còn là nơi diễn ra trận đánh lịch sử Long Island năm 1776. Nghĩa trang mở cửa chào đón du khách đến tản bộ mỗi ngày. Ảnh: CNN. |
Nghĩa trang Granary Burying Ground, Boston
Đây là nghĩa trang có quy mô nhỏ được xây dựng từ năm 1660 trên con phố Tremont. Nghĩa trang Granary Burying Ground là nơi an nghỉ của cả những người nổi tiếng và người vô danh, trong đó có những anh hùng của cuộc Chiến tranh Cách mạng như Paul Revere, John Hancock, Samuel Adams và James Otis. Một trong những ngôi mộ lớn nhất trong nghĩa trang này là của cố tổng thống Benjamin Franklin, nhưng trên thực tế nơi yên nghỉ của ông lại ở Philadelphia. Ảnh: CNN. |
Nghĩa trang Mount Pleasant, Toronto
Là nơi có bầu không khí yên bình, vẻ đẹp nên thơ, nên nghĩa trang này bị nhiều người lầm tưởng là công viên. Hàng ngày có nhiều người vào đây để dạo chơi. Nghĩa trang được mở cửa vào năm 1876, đã trở thành địa điểm picnic lý tưởng của nhiều gia đình nơi đây. Nghĩa trang mở cửa đón người đến thăm từ sáng sớm cho tới tận hoàng hôn. Ảnh: CNN. |
Nghĩa trang St. Louis Cemetery No.1, New Orleans
Với vị trí địa lý đặc biệt (địa thế thấp), thi thể người dân ở New Orleans khó có thể được chôn vào những ngày trời mưa. Chính vì vậy, chính quyền thành phố New Orleans đã quyết định xây những ngôi mộ lộ thiên. Khu nghĩa trang này bắt đầu được mở cửa vào năm 1789 với hàng rào sắt bao quanh khuôn viên. Một trong những ngôi mộ lớn nhất trong khu nghĩa trang này thuộc về Marie Laveau, một thầy tu của thế kỷ 19. Ảnh: CNN. |
Nghĩa trang Highgate, London
Nằm ở phía bắc thủ đô London, nước Anh, nghĩa trang này rộng tới 37 mẫu Anh giống như một khu bảo tồn thiên nhiên hơn là một nghĩa địa. Ở đây có rất nhiều loại cây, bụi rậm và hoa mọc mà không có sự can thiệp của bàn tay con người. Ngoài George Eliot và Malcolm McLaren, nghĩa trang này cũng là nơi yên nghỉ của nhà tư tưởng, nhà kinh tế chính trị, nhà lãnh đạo cách mạng nổi tiếng Karl Marx. Ảnh: CNN. |
Nghĩa trang Pere-Lachaise, Paris
Nghĩa trang này do chính Napoleon quyết định xây dựng vào năm 1804 với tuyên bố: “Tất cả mọi công dân đều có quyền được chôn, bất chấp tôn giáo hay chủng tộc nào”. Kể từ đó, nghĩa trang này là nơi an nghỉ của nhiều nhà văn nổi tiêng như Balzac, Proust, ca sỹ trứ danh như Maria Callas, Edith Piaf... Ảnh: CNN. |
Nghĩa trang Old Jewish, Prague
Prague từng một thời là khu vực thịnh vượng nhất châu Âu. Tuy nhiên, người dân ở đây có quy định hà khắc, theo đó, những người Do Thái khi chết đi sẽ được chôn ở một khu riêng trong thành phố. Old Jewish được xây dựng vì lý do đó. Nghĩa trang này được sử dụng liên tục từ thế kỷ 15 cho tới tận năm 1787. Trên bề mặt nghĩa địa này có khoảng 12.000 ngôi mộ, nhưng thực tế còn nhiều nghìn người khác được chôn ở đây. Ảnh: CNN. |
Nghĩa trang La Recoleta, Buenos Aires
Nằm ở thủ đô của Argentina, nghĩa trang La Recoleta là một điểm thu hút rất nhiều du khách. Được xây dựng từ năm 1822, nghĩa trang này nổi tiếng với những ngôi mộ gia đình. Ảnh: CNN. |
Nghĩa trang Cementerio General, Santiago
Chile và Argentina luôn là những “kẻ thù lớn”, vì vậy không ngạc nhiên khi Santiago có một nghĩa địa để “đối trọng” với nghĩa địa La Recoleta ở Buenos Aires. Nghĩa trang Cementerio General rộng hơn 210 mẫu Anh, là nơi có rất nhiều ngôi mộ lớn giống với các ngôi đền của người Mayan. Nghĩa trang này có quang cảnh rất nên thơ với nhiều rặng cây và những con được lớn phủ đầy bóng mát. Ảnh: CNN. |
Nghĩa trang Mount of Olives, Jerusalem
Nghĩa trang này là nơi có rất nhiều cây ô liu. Đây là nơi an nghỉ của nhiều vị vua trong Kinh Thánh và cả những nhà lãnh đạo Israel thời hiện đại, trong đó có Menahem Begin. Ảnh: CNN. |