1. Sân bay quốc tế Kansai, Nhật BảnTìm một không gian mở và thoáng ở Nhật Bản để máy bay có thể hạ cánh là điều khá khó khăn. Đó là lý do tại sao nước này phải dành ra 20 tỷ USD để xây dựng sân bay quốc tế Kansai nằm trên biển Osaka. Với chiều dài gần 5km, hòn đảo nhân tạo này lớn đến mức có thể được quan sát từ không gian. Nó được xây dựng với mục đích chống chọi lại những cơn bão và trận động đất thường xuyên xảy ra dọc biên giới Nhật Bản. Sân bay Kansai được khởi công xây dựng từ năm 1987 nhưng mãi đến năm 1994 mới hoàn tất. Sau khi chính thức đi vào hoạt động, sân bay quốc tế Kansai được Hội kỹ sư dân dụng Mỹ đánh giá là một trong những công trình kiến trúc lớn của thiên niên kỷ. |
2. Sân bay Courchevel, PhápTrong khi 9 sân bay được liệt kê trong danh sách này nổi tiếng vì những nét độc đáo, thì sân bay Courchevel được biết đến vì từng xuất hiện trong bộ phim James Bond, “Tomorrow Never Dies”. Courchevel là thị trấn của Pháp nổi tiếng với những khu nghỉ dưỡng xa hoa, nhưng sân bay Courchevel thì hoàn toàn trái ngược. Với sân bay dài khoảng 500m cho máy bay hạ cánh, đường bay này lên cao rồi lại xuống thấp theo đúng địa hình tự nhiên của núi Alps chứ không bằng phẳng như những đường băng khác. Ngoài ra, đường băng gần như bị phủ tuyết và băng quanh năm, khiến cho việc hạ cánh càng thêm phần nguy hiểm. |
3. Sân bay quốc tế GibraltarThông thường, các phương tiện đang di chuyển tuyệt đối không được bén bảng đến khu vực đường băng của sân bay. Nhưng ở sân bay Gibraltar, các phương tiện có thể đi lại qua đường băng như thường, bởi đó là đường quốc lộ cắt ngang đường băng của sân bay. Để máy bay có thể hạ cánh mà không lo sẽ đâm phải những chiếc ô tô đang băng qua đường, người ta phải chặn đường lại khoảng 10 phút trước khi các máy bay chuẩn bị hạ cánh. |
4. Sân bay quốc tế Don Mueang, Thái LanỞ Thái Lan, một vài khu nghỉ dưỡng có cả sân golf. Nhưng nếu bạn là thành viên của Không quân Hoàng gia Thái thì bạn còn có thể đánh golf ngay tại sân bay trên sân golf 18 lỗ nằm giữa 2 đường băng. Những chiếc phi cơ 747 cất và hạ cánh tại thường xuyên do đó người chơi golf sẽ được trải nghiệm cảm giác quật bóng ngay bên cạnh cánh của chiếc phi cơ khổng lồ. Trước đây, sân golf này có mở cửa cho công chúng, nhưng hiện nay nó chỉ dành để phục vụ thành viên của Không quân Hoàng Gia Thái Lan. |
5. Sân bay Barra, ScotlandKhi nghĩ đến một hòn đảo nhiệt đới, có lẽ cảnh tượng nằm dài trên bãi cát trắng hay đắm mình dưới biển nước trong như pha lê sẽ ngay lập tức hiện ra trong đầu bạn. Nhưng dù giàu trí tưởng tượng đến mấy thì bạn cũng khó có thể nghĩ rằng, trên hòn đảo dài 10km ấy có một bãi cát cỡ lớn, cũng là nơi duy nhất máy bay có thể hạ cánh. Nằm trên bờ biển phía Tây của Scotland, 3 đường băng này chỉ cho phép máy bay hạ cánh khi thủy triều đã rút. Khi triều lên, toàn bộ bãi biển ngập trong nước, trở thành địa điểm lý tưởng cho những người đam mê môn lướt ván buồm. |
6. Sân bay Gisborne, New ZealandSân bay Gisborne nằm ở bờ biển phía Đông của hòn đảo North Islan, New Zealand. Tại đây có tổng cộng 3 đường băng nhỏ bằng cỏ, một đường băng lớn được rải nhựa và một đường ray tàu hỏa cắt ngang. Khi máy bay tiếp cận đường băng để chuẩn bị hạ cánh, những người điều khiển chuyến bay phải đảm bảo rằng, không có chiếc tàu hỏa nào đang tới gần. Tính đến nay, nhờ có những nhân viên điều khiển làm việc vô cùng siêng năng nên không có tai nạn nghiêm trọng nào giữa tàu hỏa và máy bay. |
7. Sân bay quốc tế Vancouver, CanadaSân bay quốc tế Vancouver, Canada có một số điểm như là sân bay đông khách thứ 2 của Canada, sở hữu không phải một mà hai thủy cung cỡ lớn. Thủy cung chính là một chiếc bể 100m3 với hơn 5.000 sinh vật biển như cá chình, sao biển, hải quỳ và vô số loài san hô. Thủy cung thứ 2 nhỏ hơn có chứa 12 loại sứa biển Thái Bình Dương. Những thủy cung này được xây dựng năm 2007, nằm trên tầng 3 và tầng 4 của sân bay. |
8. Đường băng bằng băng tại Nam CựcNhìn chung các phi công thường tránh hạ cánh xuống những đường băng bị băng tuyết bao phủ, nhưng phi công của máy bay C17 ở Nam Cực không có lựa chọn nào khác ngoài đáp xuống đường băng làm từ 100% băng cứng. Những chiếc máy bay này cung cấp nhu yếu phẩm cho hơn 1.000 nhà khoa học đang sống và làm việc tại trạm McMurdo ở Nam Cực. Trong suốt những tháng mùa hè, băng tan chảy đến mức không đủ chắc chắn để chống đỡ trọng lượng khủng của phi cơ C17. Nếu như không có sân “băng” này để các máy bay hạ cánh, cư dân ở McMurdo sẽ phải sống mà không có rau quả tươi cũng như những nhu yếu phẩm khác. |
9. Sân bay quốc tế Savannah/Hilton Head, MỹKhi những chiếc máy bay hạ cánh tại đường bay số 10 của sân bay quốc tế Savannah/Hilton Head ở thành phố Savannah, Georgia, Mỹ, chúng không chỉ đáp xuống đoạn đường rải nhựa mà còn chạm đến 2 bia mộ. Hai bia mộ này thuộc về cặp đôi Catherine và Richard Dotson, từng là chủ nhân của khu đất này và dùng nó làm nghĩa địa. Khi nhà Dotson qua đời vào cuối những năm 1880, họ được chôn cất ngay tại nghĩa địa của gia đình. Cho đến trước chiến tranh thế giới thứ 2, quân đội quyết định biến nghĩa địa ấy thành sân bay, đồng thời tất cả các thi hài người quá cố được dời đi nơi khác. Tuy nhiên để tưởng nhớ những người chủ nhân cũ của mảnh đất, người ta quyết định để lại bia mộ của ông bà Dotson. |
10. Sân bay quốc tế Princess Juliana, Hà LanNằm tắm nắng trên bãi biển Maho, Hà Lan, du khách sẽ được tận mắt ngắm nhìn không chỉ làn nước trong như pha lê mà còn cả chiếc máy bay khổng lồ khi nó hạ cánh tại sân bay quốc tế Princess Juliana. Chiếc phi cơ 747 sẽ hạ dần xuống độ cao chỉ khoảng 10-20m so với vị trí nằm của du khách trên bãi biển. Còn khi cất cánh, với khoảng cách so với bãi cát là 7m, âm thanh của động cơ đủ lớn để làm rung cả bãi biển. Sau trường hợp một du khách bị thương cách đây vài năm do tiếng nổ quá mạnh từ động cơ, cơ quan hàng không đã dán biển cảnh báo trên những hàng rào ngăn cách bãi biển với sân bay. |