1. Gustaf III, St BartsSân bay Gustaf III chủ yếu phục vụ máy bay tư nhân của các tỷ phú, nhà tài phiệt thế giới khi ghé thăm hòn đảo Saint Barthélemy thuộc vùng biển Caribbean. Đường băng của nó không chỉ ngắn, hẹp, dốc mà còn có một đầu hướng thẳng ra biển, đòi hỏi kỹ thuật của phi công thật sự điêu luyện khi muốn cất và hạ cánh từ đây. |
2. Tenzing-Hillary, NepalSân bay Tenzing-Hillary được xây dựng trên đỉnh núi có độ cao gần 3.000 m so với mực nước biển. Đây được cho là một trong những nơi nguy hiểm nhất thế giới. Đường băng của nó rộng 20 m, dài 460 m, thấp hơn gần 13 lần so với tiêu chuẩn dài 5.500 m tại các sân bay thông thường. Sân bay này thậm chí còn không được trang bị các thiết bị định vị hay radar. Nguy hiểm như vậy, nhưng hàng năm nó vẫn đón một lượng lớn khách du lịch là những người muốn chinh phục đỉnh Everest. |
3. Barra, ScotlandNằm trên đảo Barra, thuộc Outer Hebrudes, Scotland, Barra là một trong hai sân bay hiếm hoi trên thế giới hạ cánh trực tiếp xuống bãi biển. Khi thủy triều lên, đường băng sẽ biến mất, vì thế, thời gian bay đến và đi từ đây thường không cố định. Tuy nhiên, Barra vẫn thường xuyên được bình chọn là một trong những sân bay tuyệt vời nhất thế giới, bởi trải nghiệm hiếm có khi được cất và hạ cánh ngay tại bờ biển. |
4. Madeira, Funchal, Bồ Đào NhaSân bay Madeira - nổi tiếng có đường băng ngắn với chiều dài chỉ 1.400 m - nằm trên địa hình hiểm trở giữa các dãy núi cao và đại dương. Trong quá khứ, từng có vụ tai nạn xảy ra với chiếc Boeing 727 của hãng hàng không TAP, do không kiểm soát được tốc độ và lao xuống vực khi hạ cánh. Cho tới năm 2003, sân bay này mới được cải tạo và mở rộng chiều dài đường băng. |
5. Gibraltar International, GibraltarSân bay quốc tế Gibraltar có đường băng dài hơn 2.000 m. Tuy nhiên, nó bị cắt ngang bởi đại lộ Winston Churchill, con đường duy nhất hướng về đất liền, phía giáp biên giới với Tây Ban Nha. Mỗi khi có máy bay cất hoặc hạ cánh, các phương tiện giao thông đang di chuyển phải dừng lại. Chính vì thế, Gibraltar được xếp hạng là sân bay nguy hiểm nhất tại châu Âu. |
6. Courchevel, PhápĐường băng dài 525 m tại sân bay Courchevel được thiết kế để phục vụ những máy bay tư nhân nhỏ. Tuy nhiên, với độ dốc lên tới 18% và một đầu đường băng kết thúc bên khe núi, sẽ vô cùng khó khăn cho phi công để hạ hay cất cánh tại đây. |
7. Kai Tak, Hong KongNgoài đường băng ngắn, hẹp, nhô ra biển, các máy bay đến và đi từ sân bay Kai Tak của Hong Kong còn phải bay ngang qua nhiều tòa nhà, khu dân cư cạnh đó. Sau quá nhiều tai nạn xảy ra, sân bay này đã bị đóng cửa vào năm 1998. |
8. Juancho E. Yrausquin, SabaMột sân bay khác nằm trên hòn đảo Caribbean xinh đẹp là Juancho E. Yrausquin có đường băng dài chỉ 400 m. Dù chưa một lần xảy ra sự cố nghiêm trọng, nhưng sân bay này vẫn được đánh giá là nguy hiểm nhất thế giới, bởi cả hai đầu của nó đều lao thẳng xuống biển. |
9. Princess Juliana International, St Maarten, Hà LanLà sân bay duy nhất kết nối đảo Saint Martin, Hà Lan với các vùng khác trên thế giới, Princess Juliana thường xuyên phải đón tiếp các máy bay cỡ lớn. Vấn đề ở đây là đường băng ngay sát bãi biển và chỉ được ngăn cách bằng... hàng rào sắt. Hàng ngày có nhiều khách du lịch tới đây tắm biển. Trong khi đó, các máy bay khi hạ cánh đều buộc phải giảm độ cao tối đa đế tiếp đất an toàn. Chính vì thế, hình ảnh máy bay lơ lửng trên đầu người diễn ra như "cơm bữa" tại đây. |
10. Mariscal Sucre, Quito, EcuadorMột sân bay nguy hiểm khác là Mariscal Sucre nằm tại Ecuador, được bao quanh bởi các ngọn núi lửa khổng lồ và nằm ở độ cao gần 300 m so với mặt nước biển. Kể từ khi hoạt động cho đến nay, đã có ít nhất 10 vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra, hầu hết đều do phi công không kiểm soát được tốc độ khi hạ cánh trên đường băng quá ngắn và lao xuống vực. |
11. Paro, BhutanĐể được chiêm ngưỡng hết khung cảnh núi non hùng vĩ của dãy Himalayas và dòng sông Paro, du khách sẽ phải nín thở trên chuyến bay đến sân bay Paro, ở độ cao 1,5 dặm so với mực nước biển, bao quanh bởi vô số ngọn núi cao, hiểm trở. |