Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 nền kinh tế tăng trưởng chậm nhất thế giới

Đây là những nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch, bị tác động bởi nạn tham nhũng và có tên cả những nước phát triển như Nhật.

10 nền kinh tế tăng trưởng chậm nhất thế giới

Đây là những nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch, bị tác động bởi nạn tham nhũng và có tên cả những nước phát triển như Nhật.

Dưới đây là danh sách 10 nền kinh tế tăng trưởng chậm nhất thế giới dựa trên báo cáo của Ngân hàng Thế giới về tăng trưởng kép hàng năm tính tới 2015.

10. Syria

Tăng trưởng GDP 2012: -20%

Tăng trưởng GDP 2013: +1%

Tốc độ tăng trưởng bình quân năm (CAGR) của GDP 2013-2015: +2,1%

Trong năm 2012, ngành sản xuất của Syria suy giảm nghiêm trọng do cuộc nội chiến. Ngân hàng Thế giới nhận định kinh tế quốc gia này đang có sự bất ổn lớn. Sản xuất dầu mỏ suy giảm là thách thức dài hạn đối với thành viên các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ này.

9. Venezuela

Tăng trưởng GDP 2012: +5,2%

Tăng trưởng GDP 2013: +1,8%

Tốc độ tăng trưởng bình quân năm (CAGR) của GDP 2013-2015: +2%

Sau khi Tổng thống Chavez tăng chi tiêu chính phủ trước thềm cuộc bầu cử năm 2012, kinh tế Venezuela bắt đầu suy giảm. 95% tổng doanh thu xuất khẩu của Venezuela đến từ dầu mỏ và chính điều này khiến kinh tế có nguy cơ chịu biến động giá cao.

8. Iran

Tăng trưởng GDP 2012: -1%

Tăng trưởng GDP 2013: +0,6%

Tốc độ tăng trưởng bình quân năm (CAGR) của GDP 2013-2015: +1,7%

Chính phủ Iran nắm quyền kiểm soát lớn đối với nền kinh tế và dầu mỏ là nguồn thu chính của quốc gia. Việc thực hiện các chương trình hạt nhân đã khiến kinh tế Iran ngày càng trì trệ. Tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia này đã lên tới hai con số và hầu hết trí thức Iran đều tìm cách di cư sinh sống và làm việc tại nước ngoài.

7. St. Lucia

Tăng trưởng GDP 2012: +0,7%

Tăng trưởng GDP 2013: +1,2%

Tốc độ tăng trưởng bình quân năm (CAGR) của GDP 2013-2015: +1,7%

Kinh tế của quốc đảo này phụ thuộc chủ yếu vào du lịch và đang có xu hướng suy giảm do khủng hoảng tài chính. Tại St. Lucia thường xuyên xảy ra bão, lốc, kìm hãm sự phục hồi của ngành công nghiệp chế biến chuối.

6. Swaziland

Tăng trưởng GDP 2012: -2%

Tăng trưởng GDP 2013: +1%

Tốc độ tăng trưởng bình quân năm (CAGR) của GDP 2013-2015: +1,6%

Kinh tế Swaziland phụ thuộc vào Nam Phi – quốc gia cung cấp tới 90% hàng hóa nhập khẩu của nước này. Doanh thu hải quốc của Swaziland cũng giảm nghiêm trọng sau cuộc suy thoái, khiến tình trạng thất nghiệp ngày càng cao.

5. Dominica

Tăng trưởng GDP 2012: +0,4%

Tăng trưởng GDP 2013: +1,2%

Tốc độ tăng trưởng bình quân năm (CAGR) của GDP 2013-2015: +1,5%

Kinh tế của quốc gia sản xuất chuối này phụ thuộc phần lớn vào du lịch. Chính phủ nước này đã đưa ra nhiều cải cách toàn diện kể từ năm 2003 để tự do hóa và đa dạng hóa nền kinh tế. Dominica thường xuyên xảy ra bão, lốc gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.

4. Montenegro

Tăng trưởng GDP 2012: +0,2%

Tăng trưởng GDP 2013: +0,8%

Tốc độ tăng trưởng bình quân năm (CAGR) của GDP 2013-2015: +1,5%

Giống nhiều nước khác trong danh sách này, kinh tế Montenegro phụ thuộc chủ yếu vào du lịch và cũng phải chịu ảnh hưởng do khủng hoảng tài chính. Xuất khẩu nhôm cũng suy giảm sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Tại Montenegro, nạn tham nhũng và tội phạm có tổ chức hoành hành nghiêm trọng.

3. Jamaica

Tăng trưởng GDP 2012: -0,3%

Tăng trưởng GDP 2013: +1%

Tốc độ tăng trưởng bình quân năm (CAGR) của GDP 2013-2015: +1,4%

Ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch chiếm gần 70% GDP của Jamaica. Nợ công của nước này cũng vượt GDP. Thất nghiệp, tệ nạn, tham nhũng chính là những rào cản cho sự tăng trưởng của Jamaica.

2. Nhật Bản

Tăng trưởng GDP 2012: +1,9%

Tăng trưởng GDP 2013: +0,8%

Tốc độ tăng trưởng bình quân năm (CAGR) của GDP 2013-2015: +1,2%

Những tranh chấp với Trung Quốc chính là rào cản cho sự tăng trưởng của Nhật. Trong khi đó, nợ công của quốc gia này cũng chạm mức báo động.

1. Khu vực châu Âu

Tăng trưởng GDP 2012: -0,4%

Tăng trưởng GDP 2013: -0,1%

Tốc độ tăng trưởng bình quân năm (CAGR) của GDP 2013-2015: +0,7%

Tăng trưởng kinh tế tại khu vực châu Âu giảm mạnh trong năm 2012 do khủng hoảng nợ công.

Hoài Thu

Theo Business Insider/Infonet

Hoài Thu

Theo Business Insider/Infonet

Bạn có thể quan tâm