Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Hầu hết các nước thuộc nhóm này đều có GDP bình quân đầu người thấp và xảy ra bất bình đẳng thu nhập.

10 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Hầu hết các nước thuộc nhóm này đều có GDP bình quân đầu người thấp và xảy ra bất bình đẳng thu nhập.

Đầu năm 2013, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 3% xuống còn 2,4%. Con số dự đoán cho năm 2014 là 3,1% và 2015 là 3,3%. Theo dự báo của WB, tăng trưởng của các quốc gia phát triển không có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. 

10. Ethiopia

Tăng trưởng GDP 2012: +7,8%

Tăng trưởng GDP 2013: +7,5%

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm (CAGR) 2013-2015: +7,96%

Cà phê là sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của Ethiopia. Dù tăng trưởng GDP ở mức cao nhưng GDP bình quân đầu người của quốc gia này lại thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Tại Ethiopia, nhà nước sở hữu toàn bộ đất đai và nông nghiệp chiếm tỷ trọng hơn 40% GDP.

9. Angola

Tăng trưởng GDP 2012: +8,1%

Tăng trưởng GDP 2013: +7,2%

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm (CAGR) 2013-2015: +8,08%

Angola là quốc gia thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC. 85% GDP của nước này là từ sản xuất dầu mỏ và các ngành liên quan. Tại Angola, nạn tham nhũng vẫn hoành hành và nhiều hầm bị bỏ hoang nhiều thập kỷ sau nội chiến. Đa số người dân Angola kiếm sống bằng nghề nông.

8. Lào

Tăng trưởng GDP 2012: +8,2%

Tăng trưởng GDP 2013: +7,5%

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm (CAGR) 2013-2015: +8,08%

75% lực lượng lao động của Lào kiếm sống bằng nghề nông, chiếm tới 30% GDP. Đầu tư nước ngoài vào thủy điện, khai khoáng và xây dựng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo tại Lào trong suốt 2 thập kỷ qua. Ngoài ra, Lào là quốc gia có nợ công thấp nhất châu Á.

7. Ghana

Tăng trưởng GDP 2012: +7,5%

Tăng trưởng GDP 2013: +7,8%

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm (CAGR) 2013-2015: +8,15%

Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng tới 50% GDP của Ghana, trong khi dầu mỏ, vàng và sản xuất cacao là cở sở cho tăng trưởng kinh tế trong tương lại của quốc gia này. Lạm phát tại Ghana được dự báo sẽ vượt tăng trưởng GDP thực trong 2 năm tới. Việc giảm gánh nặng nợ công vẫn còn là thách thức lớn cho quốc gia châu Phi có thu nhập trung bình này.

6. Mozambique

Tăng trưởng GDP 2012: +7,5%

Tăng trưởng GDP 2013: +8%

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm (CAGR) 2013-2015: +8,73%

Đa số cư dân Mozambique sống dưới mức đói nghèo. Trợ cấp nước ngoài chiếm tới 50% ngân sách quốc gia. Nhôm chiếm hơn 30% kim ngạch xuất khẩu của Mozambique. Biến động giá hàng hóa có ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng GDP của quốc gia này.

5. Trung Quốc

Tăng trưởng GDP 2012: +7,9%

Tăng trưởng GDP 2013: +8,4%

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm (CAGR) 2013-2015: +8,77%

Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới và là nền kinh tế lớn hai thế giới sau Mỹ. Quốc gia này đang dần chuyển đổi từ một nền kinh tế quốc doanh, sang thị trường tự do. Dân số già, tiêu dùng nội địa giảm, việc thu hẹp ngành nông nghiệp nông nghiệp và rút gọn khoảng cách khu vực là những thách thức lớn đối với GDP của Trung Quốc.

4. Sierra Leone

Tăng trưởng GDP 2012: +25%

Tăng trưởng GDP 2013: +11,1%

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm (CAGR) 2013-2015: +9,54%

Gần một nửa lực lượng lao động của Sierra Leone sống bằng nghề nông khiến ngành kkhai khoáng của quốc gia này tương đối kém phát triển. Kim cương chiếm khoảng 50% kim ngạch xuất khẩu của Sierra Leone.

3. Cộng hòa dân chủ Timor-Leste

Tăng trưởng GDP 2012: +10%

Tăng trưởng GDP 2013: +10%

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm (CAGR) 2013-2015: +10,63%

Khai thác dầu mỏ và khí gas là nguồn thu chính của chính phủ nước Cộng hòa dân chủ Timor-Leste. Chính phủ nước này đang tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng để khôi phục những thiệt hại gây ra bởi quân đội Indonesia năm 1999. Thất nghiệp cao và sự phụ thuộc vào khai khoáng là những nguy cơ lớn đối với tăng trưởng kinh tế của quốc gia này.

2. Iraq

Tăng trưởng GDP 2012: +11,1%

Tăng trưởng GDP 2013: +13,5%

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm (CAGR) 2013-2015: +12,23%

Đầu tư nước ngoài được dự báo sẽ tăng tại Iraq sau khi quân đội Mỹ rút khỏi quốc gia này. Xuất khẩu dầu mỏ, nguồn thu lớn của Iraq, đã trở lại mức kim ngạch trước chiến tranh. Việc thông qua các nguyên tắc thị trường tự do, tăng cường khuôn khổ pháp lý trong kinh doanh và phát triển cơ sở hạ tầng là chìa khóa cho sự phát triển của Iraq.

1. Mông cổ

Tăng trưởng GDP 2012: +11,8% bang vệ tinh chiến tranh lạnh xô viết

Tăng trưởng GDP 2013: +16,2%

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm (CAGR) 2013-2015: +13,6%

Mông Cổ đã rất thành công khi chuyển từ vai trò là nước vệ tinh của khối liên minh Xô Viết trong thời kỳ chiến tranh lạnh thành nền kinh tế hiện đại hóa. Đồng, vàng, than đá, uranium, thiếc và vonfram là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Mông Cổ. Xuất khẩu hàng hóa và đầu tư nước ngoài sẽ là những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của quốc gia này.

Hoài Thu

Theo Business Insider/Infonet  

Hoài Thu

Theo Business Insider/Infonet  

Bạn có thể quan tâm