Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 lãnh đạo nữ quyền lực nhất thế giới

Thông minh, mạnh mẽ và quyết đoán là điểm chung của những phụ nữ nổi tiếng trên vũ đài chính trị quốc tế.

Bà Portia Simpson Miller hiện là thủ tướng của Cộng hòa Jamaica. Trước đó, bà từng giữ chức vụ này trong nhiệm kỳ từ tháng 3/2006 tới tháng 9/2007. Portia là bộ trưởng Bộ Lao động, bộ trưởng Bộ An sinh xã hội, Bộ trưởng Bộ Du lịch và Thể thao trong nhiều năm trước khi lên làm thủ tướng.
Portia Simpson Miller hiện là thủ tướng của Cộng hòa Jamaica. Bà là bộ trưởng các bộ Lao động, An sinh Xã hội, Du lịch và Thể thao trong nhiều năm trước khi làm thủ tướng. Ảnh: AP
Trong nhiệm kỳ 4 năm đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Hillary Clinton công du 112 nước và đi gần 1,6 triệu km nhằm triền khai chính sách đối ngoại. Năm 2006, bà đứng thứ 16 trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn. Hôm 13/4, cựu ngoại trưởng Mỹ chính thức khởi động cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016. Bà được coi là ứng cử viên sáng giá để trở thành nữ tổng thống Mỹ đầu tiên.
Trong nhiệm kỳ 4 năm đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Hillary Clinton công du 112 nước và đi gần 1,6 triệu km nhằm triển khai chính sách đối ngoại. Năm 2006, bà đứng thứ 16 trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất do tạp chí Forbes bình chọn. Hôm 13/4, cựu ngoại trưởng Mỹ chính thức khởi động cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016. Giới phân tích nhận định bà là ứng viên sáng giá và có thể trở thành nữ tổng thống Mỹ đầu tiên. Ảnh: AP
Ảnh: AP

Angela Merkel nhậm chức thủ tướng Đức vào ngày 22/11/2005 và trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ này trong nội các. Với tính cách mạnh mẽ, quyết đoán trên chính trường, nữ chính trị gia được báo giới mệnh danh là "bà đầm thép của nước Đức". Năm 2012, bà giữ danh hiệu người phụ nữ quyền lực nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn. Ảnh: AP

Elizabeth II là đương kim nữ hoàng Anh và 15 quốc gia độc lập thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh. Bà là con gái của vua George VI và hoàng hậu Elizabeth. Bà sinh năm 1926 và trở thành nữ hoàng khi 25 tuổi. Elizabeth tại vị trong hơn 50 năm và là người có thời gian cai trị dài thứ hai sau nữ hoàng Victoria.
Elizabeth II là đương kim Nữ hoàng Anh và 15 quốc gia độc lập thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh. Là con gái của Vua George VI và hoàng hậu Elizabeth, bà tại vị trong hơn 50 năm và là người có thời gian trị vì dài thứ hai sau Nữ hoàng Victoria. Ảnh: AP
Sheikh Hasina, Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Bangladesh (từ ngày 6/1/2009), là con gái của tổng thống đầu tiên tại nước này. Bà từng là mục tiêu của một vụ ám sát năm 2004. Ảnh: AP
Ảnh: Bloomberg
Rania Al Abdullah trở thành hoàng hậu của Jordan sau khi kết hôn với Vua Abdullah bin Al-Hussein. Bà không chỉ nổi tiếng vì sắc đẹp mà còn về những nỗ lực trong vấn đề giáo dục, sức khỏe và cộng đồng. Ảnh: Bloomberg
Dilma Rousseff là nữ Tổng thống đầu tiên của Brazil. Bà nhậm chức vào ngày  1/1/2011. Bà trở thành một người chủ nghĩa xã hội từ khi còn trẻ và gia nhập nhiều nhóm đấu tranh chống chế độ độc tài quân sự tại Brazil.  Ảnh: AP

Dilma Rousseff tái đắc cử tổng thống Brazil vào ngày 1/1/2011. Bà từng tham gia các phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài quân sự tại quốc gia Nam Mỹ. Dù đối mặt với nhiều sóng gió, Rousseff vẫn đứng vững trên con đường chính trị bằng sự thông minh, mạnh mẽ và quyết đoán. Ảnh: AP

Nữ thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt (kể từ tháng 10/2011) là lãnh đạo nhóm Dân chủ Xã hội. Bà là phụ nữ đầu tiên giữ chức thủ tướng trong nội các Đan Mạch.  Ảnh : AP

Nữ Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt (từ tháng 10/2011) là lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội. Bà là phụ nữ đầu tiên giữ chức thủ tướng trong nội các Đan Mạch. Helle từng là nghị sĩ đại diện cho Đan Mạch ở Nghị viện châu Âu (từ năm 1999 tới 2004). Ảnh: AP

Ellen Johnson Sirleaf là nữ tổng thống đầu tiên của Liberia. Bà nhậm chức vào tháng 1/2006. Năm 2011, Ellen được trao giải Nobel hòa bình cho « cuộc đấu tranh bất bạo động vì sự an toàn và quyền lợi của phụ nữ
Ellen Johnson Sirleaf là nữ tổng thống đầu tiên của Liberia. Bà nhậm chức vào tháng 1/2006. Năm 2011, Ellen nhận giải Nobel hòa bình cho "cuộc đấu tranh bất bạo động vì sự an toàn và quyền lợi của phụ nữ". Ảnh: AP
Christina Fernandez de Kirchner nhậm chức tổng thống Argentia vào  ngày 10/12/2007. Bà là nữ tổng thống thứ hai của quốc gia Nam Mỹ sau Isabel Martinez de Perón, nhưng là tổng thống nữ đầu tiên được bầu. Bà là vợ của cựu Tổng thống Néstor Kirchner.
Christina Fernandez de Kirchner nhậm chức tổng thống Argentia vào ngày 10/12/2007. Bà là vợ của cựu tổng thống Néstor Kirchner. Ảnh: AP

Hillary Clinton cần làm gì để trở thành nữ tổng thống Mỹ?

Cựu ngoại trưởng Clinton cần tận dụng lợi thế của những lần tranh cử trước, đồng thời duy trì sự ủng hộ từ cử tri nữ, để giành thắng lợi trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm