Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 cái chết kỳ quặc nhất của thành viên hoàng tộc (kỳ 2)

Cú va chạm với quả bóng chày khiến hoàng tử Frederick của Anh tử vong vì nhiễm trùng, còn một vị vua khác phải bọc thân trong vải lanh tẩm rượu để rồi trở thành đuốc sống.

Vua chết vì quá yêu nghệ thuật

Cái chết của
Cái chết của "Vua Điên" Ludwig II, người trị vì Vương quốcBayern vẫn còn là một câu chuyện gây tranh cãi.

Người ta gọi Ludwig II, người trị vì Vương quốc Bayern ở Trung Âu, tồn tại từ năm 1806 đến năm 1918, là "vua điên" vì ông yêu nghệ thuật và sẵn sàng hy sinh chính trị vì nghệ thuật kể cả khi quân Phổ xâm lược đất nước. Ludwig II ưu tiên xây dựng các tòa lâu đài xa hoa làm nơi biểu diễn cho các nhà soạn nhạc ông yêu thích. Nhà vua thậm chí còn vay nợ từ các ngân hàng để chi trả cho những khoản chi tiêu phung phí. Năm 1886, triều đình tuyên bố Ludwig II điên và chuyển ông đến cung điện Berg gần hồ Starnberg. Vài ngày sau, ông qua đời khi đi dạo với một bác sĩ. Hoàng gia nói nhà vua đã tự tử sau khi giết bác sĩ. Tuy nhiên, các chuyên gia ngày nay cho rằng đây là một âm mưu. Hơn nữa, một vài người cho biết, hai lỗ đạn xuất hiện trên áo khoác của ông.

4 chính khách mất mạng vì tai nạn

Tổng thống Ba Lan, Thủ tướng Gruzia, ứng viên tổng thống Paraguay, Bộ trưởng An ninh Nội địa Kenya là những chính khách cấp cao tử nạn khi đang đương nhiệm.

Hoàng đế La Mã chết khi vượt sông trên lưng ngựa

Hoàng đế La Mã Frederick I chết khi cưỡi ngựa vượt sông Saleph.
Hoàng đế La Mã Frederick I chết khi cưỡi ngựa vượt sông Saleph.

Frederick I (còn gọi là Frederick Barbarossa) trị vì nước Đức từ năm 1152, sau đó, ông làm vua Italy trước khi trở thành Hoàng đế La Mã vào năm 1155. Ông nắm ngôi trong 35 năm và tham gia tích cực vào cuộc Thập tự chinh. Vào năm 1190, trong lần Thập tự chinh thứ 3, Frederick I lãnh đạo quân Đức tiến vào Thổ Nhĩ Kỳ nhằm chiến đấu trực tiếp với Saladin, Hồi vương của Syria và Ai Cập. Khi quân đội ông tiến đến sông Saleph, tên gọi cũ của sông Goksu, một quân sư khuyên ông tìm một cây cầu nhưng Frederick I cho rằng quân đội có thể cưỡi ngựa vượt qua sông. Để chứng minh nhận định ấy, nhà vua thúc ngựa lao xuống dòng sông. Tuy nhiên, con ngựa không chịu nổi lực chảy của nước, còn nhà vua cũng không thể bơi vì áo giáp quá nặng. Cuối cùng, vị Hoàng đế La Mã qua đời vì hành động liều lĩnh.

Hoàng tử xứ Wales chết khi chơi bóng chày

Năm 1751, hoàng tử xứ Wales, Frederick , chết vì nhiễm khuẩn sau khi bị bóng va vào đầu trong một trận cricket.
Năm 1751, hoàng tử xứ Wales, Frederick , chết vì nhiễm khuẩn sau khi bị bóng va vào đầu trong một trận cricket.

Hoàng tử Frederick là con trai vua George II và là cha của George III. Cả cha và con trai ông đều cai trị Vương quốc Anh nhưng Frederick chưa từng làm vua vì ông chết trước cả cha. Tuy nhiên, cái chết của ông không ảnh hưởng lớn đến vua George II vì cả nhà vua và hoàng hậu Caroline đều không coi trọng ông. Thậm chí, trước khi chết, Caroline còn nói: “Ít nhất, tôi cũng có một chuyện thoải mái khi nhắm mắt xuôi tay. Tôi sẽ không bao giờ phải nhìn thấy con quái vật ấy nữa”. Frederick từ bỏ chính trị để theo đuổi bóng chày. Vào năm 1751, trong một trận bóng chày, một quả bóng va vào đầu ông. Sau đó ông qua đời ở tuổi 44 vì nhiễm khuẩn.

Hoàng hậu Anh chết vì ruột vỡ

Hoàng hậu Caroline qua đời trong đau đớn khủng khiếp khi ruột bà vỡ tung.
Hoàng hậu Caroline qua đời trong đau đớn khủng khiếp khi ruột bà vỡ tung.

Cái chết của hoàng hậu Caroline, vợ vua George II, thậm chí còn kỳ quái hơn cái chết của người con út, hoàng tử Frederick. Sau khi sinh Frederick, bà xuất huyết trong và mắc bệnh thoát vị nghẹt. Vào những năm cuối đời, Caroline nằm liệt giường và mắc thêm bệnh gút. Ngày 20/11/1737, hoàng hậu Anh qua đời trong đau đớn khủng khiếp khi ruột bà vỡ tung.

Vua chết cháy trong tấm vải lanh ngâm rượu

Vua Charles II, người trị vì Vương quốc Navarre, bốc cháy trong tấm vải lanh ngâm rượu.
Vua Charles II, người trị vì Vương quốc Navarre, bốc cháy trong tấm vải lanh ngâm rượu.

Charles II trị vì Vương quốc Navarre (nay là vùng tự trị ở phía bắc Tây Ban Nha) từ năm 1343 đến năm 1387. Vốn là một kẻ cơ hội, ông luôn tìm cách kiếm lời từ Chiến tranh Trăm Năm giữa Anh và Pháp. Ông sẵn sàng ngả về phía mang lại lợi ích lớn hơn cho đất nước. Do đó, người ta gọi ông là Charles Xấu xa và coi cái chết của ông là sự trừng phạt từ Chúa. Theo Francis Blangdon, một nhà văn sống ở thế kỷ XVIII, vua Charles II mắc bệnh và phải quấn vải lanh ngâm rượu từ chân đến cổ. Một bác sĩ đã khâu tấm vải lại để nó không tuột xuống và trông đẹp hơn. Sau khi may xong, bà không muốn dùng kéo cắt chỉ vì sợ cắt trúng nhà vua. Bà quyết định dùng nến đốt cháy nó. Thật không may, tấm vải lanh ngâm rượu dễ dàng bắt lửa và thiêu chết vua.

Nguyễn Sương

Ảnh: Listverse

Bạn có thể quan tâm