Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

1 triệu ha lúa Net Zero tạo bước đà nâng tầm gạo Việt

Nhiều quốc gia đã đưa ra loạt chính sách hướng tới nông nghiệp xanh gồm các tiêu chuẩn khắt khe cho sản phẩm xuất nhập khẩu. Việt Nam với thế mạnh nông nghiệp cũng không ngoại lệ.

Cuối năm 2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030” nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu an toàn trước thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính, đưa mức phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào năm 2050 theo đúng cam kết của Việt Nam tại COP26.

12 tỉnh vùng ĐBSCL tham gia vào đề án này gồm An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh, Hậu Giang, Cà Mau, Tiền Giang và Vĩnh Long.

Giảm phát thải là việc làm cấp thiết

Nông nghiệp là nguồn phát thải metan (CH4) - một loại khí nhà kính mạnh gấp 80 lần, có tiềm năng làm nóng toàn cầu cao gấp 28 lần so với CO2 trong vòng 100 năm (theo báo cáo năm 2023 của European Commission) - lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau ngành năng lượng và chiếm 40% lượng phát thải metan toàn cầu. Nguồn gốc hình thành khí metan trong nông nghiệp chủ yếu đến từ khí thải đường tiêu hóa của gia súc, phân bón (khoảng 32%) và hoạt động nuôi trồng lúa nước (khoảng 8%).

Trên thế giới, châu Á là khu vực phát thải metan từ nông nghiệp cao nhất, chiếm khoảng 50% tổng lượng toàn cầu. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 7,3-7,5 triệu ha trồng lúa, đạt sản lượng hàng năm gần 43 triệu tấn. Cùng với giá trị xuất khẩu nông sản đạt khoảng 54 tỷ USD trong năm 2023, phát thải khí nhà kính từ canh tác lúa và hoạt động sản xuất nông nghiệp khác cũng chiếm khoảng 43% tổng lượng phát thải quốc gia, tương đương 65-150 triệu tấn/năm.

Nguyên nhân chính dẫn đến tăng phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa gạo tại Việt Nam phải kể đến thâm canh nông nghiệp không bền vững; tỷ lệ phân bón và mức độ sử dụng nước cho tưới tiêu cao; quản lý các tàn dư như rơm rạ, trấu không đúng cách; sử dụng năng lượng trong canh tác kém hiệu quả...

Ở lĩnh vực chăn nuôi, Việt Nam có khoảng 9 triệu con trâu, bò và hơn 520 triệu gia cầm, mỗi năm thải ra môi trường khoảng 70 triệu tấn chất thải rắn và 25-30 triệu khối chất thải lỏng. Lượng khí metan từ dạ cỏ của động vật nhai lại và phân lớn, nhưng chỉ khoảng 50% chất thải rắn và 20% chất thải lỏng được xử lý trước khi thải ra môi trường.

Trong bối cảnh đó, nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam lại gặp phải không ít khó khăn. Đầu tiên phải kể đến vấn đề kiến thức và nhận thức, khi nhiều nông dân hay các nhà quản lý nông nghiệp chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của việc giảm phát thải cũng như đề ra phương án khắc phục. Quá trình sản xuất nông nghiệp cũng bao gồm nhiều hoạt động và cần những biện pháp riêng biệt, phức tạp.

Mặt khác, việc đo lường và báo cáo chính xác lượng phát thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ thuận với khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính và công nghệ. Đó là chưa kể đến hệ việc triển khai các biện pháp giảm phát thải còn đòi hỏi một hệ thống quản lý, giám sát chặt chẽ bên cạnh nhiều chính sách, quy định rõ ràng.

Đạt mục tiêu của đề án “đúng, trúng và hay”

Nhờ áp dụng những biện pháp kỹ thuật tiên tiến để tạo ra năng suất ổn định, sau thời kỳ đổi mới, Việt Nam luôn nằm trong top quốc gia xuất khẩu gạo. Khoảng 2 thập kỷ trở lại đây, với sự phát triển của khoa học công nghệ, nước ta cũng tạo ra nhiều giống lúa có năng suất vượt trội và ngắn ngày. Các chuyên gia nhận định việc đẩy mạnh sản xuất lúa gạo không chỉ đảm bảo an ninh lương thực cho Việt Nam mà còn tác động đến cả thế giới, tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập cho người nông dân.

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa chủ lực của Việt Nam với diện tích tự nhiên khoảng 4,1 triệu ha, trong đó có khoảng 2,6 triệu ha đất dùng cho sản xuất nông nghiệp, chiếm 62,9% tổng diện tích đất tự nhiên của cả vùng. Sản lượng lúa sản xuất tại vùng những năm gần đây ổn định khoảng 24-25 triệu tấn/năm, chiếm trên 50% sản lượng lúa sản xuất và đóng góp trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Trong năm 2023, ngoài việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa, Việt Nam còn xuất khẩu được 8,1 triệu tấn gạo, thu về 4,6 tỷ USD.

Song, do hoạt động sản xuất lúa nước gây ra lượng phát thải khí nhà kính lớn, nên nông dân Việt cần chuyển đổi theo hướng sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn, vừa đảm bảo năng suất và chất lượng, vừa giảm được phát thải và bảo vệ môi trường. Đó cũng là mục tiêu chung của đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”.

HDBank Nong thon anh 5

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa chủ lực của Việt Nam.

Đến năm 2030, đề án hướng tới giảm lượng lúa giống gieo hạ xuống 80-100 kg/ha, giảm 20% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống. Bên cạnh đó là tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch dưới 8%; 100% rơm tại các vùng chuyên canh được thu gom khỏi đồng ruộng và được chế biến tái sử dụng; giảm hơn 10% lượng phát thải khí nhà kính so với canh tác lúa truyền thống; tỷ suất lợi nhuận của nông dân trồng lúa đạt trên 50%.

Đề án được các chuyên gia nông nghiệp đánh giá là chủ trương “đúng, trúng và hay” của Chính phủ, vừa nắm bắt cơ hội, vừa phù hợp xu thế giảm phát thải carbon của thế giới.

Những năm gần đây, trong khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, HDBank đang cho thấy hướng đi chiến lược, tập trung bao phủ sản phẩm dịch vụ, điều chuyển vốn về các thị trường khu vực nông nghiệp, nông thôn nhằm giúp toàn ngành sớm đạt được mục tiêu đề án đề ra.

Theo lãnh đạo ngân hàng, nông nghiệp, nông thôn luôn là trụ đỡ cho nền kinh tế, gắn liền thế mạnh đặc thù của Việt Nam. Khu vực này tập trung nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhu cầu tiếp cận tín dụng cùng sản phẩm, dịch vụ tài chính lớn.

Đó là lý do HDBank xây dựng, phát triển sản phẩm cho vay dành riêng cho nông nghiệp với hạn mức không giới hạn từ 50 triệu đồng, thời hạn và phương thức trả nợ linh hoạt, chứng từ đơn giản, giúp khách hàng tiếp cận kịp thời gói vay phù hợp nhu cầu sản xuất và phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, ngân hàng còn triển khai nhiều ưu đãi về phí và lãi suất cho vay dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực chuyên biệt. Tiêu biểu phải kể đến việc triển khai tài trợ cho các chuỗi nông nghiệp quy mô lớn như Lộc Trời, CP, Unilever...

Ngoài ra, HDBank còn trở thành đầu mối uy tín và hiệu quả trong kết nối, truyền dẫn những nguồn vốn quy mô hàng trăm triệu USD từ các chương trình của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), DEG - định chế tài chính phát triển thuộc Ngân hàng Tái thiết KFW Đức, Proparco - Tổ chức tài chính phát triển của Pháp, Quỹ Đầu tư quốc tế Affinity…

Mới đây, trong buổi làm việc về giải pháp thúc đẩy triển khai đề án một triệu ha lúa chất lượng cao tại Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các địa phương, bộ ngành cần “tăng tốc, bứt phá, quyết liệt hơn để đề án về đích sớm”, giúp Việt Nam mỗi năm có 14-15 triệu tấn lúa, tương đương 9-10 triệu tấn gạo. Trên hành trình đó, các ngân hàng thương mại cổ phần đóng vai trò như “bệ đỡ” giúp nhà nông đổi mới theo hướng hiện đại, hiệu quả và xanh hơn.

HDBank Nong thon anh 8

Ke hoach mao hiem cua Nike hinh anh

Kế hoạch mạo hiểm của Nike

0

Chiến lược giảm giá của Nike mang đến nhiều nguy cơ hơn là lợi ích nhưng hãng vẫn đang tìm cách vượt qua khó khăn này bằng việc tạo dựng thêm niềm tin từ các đối tác và khách hàng.

Đắc Tú - Tú Nhã

Bình luận

Bạn có thể quan tâm