Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Zalo giải quyết bài toán pin như thế nào?

Từng nhận rất nhiều phàn nàn về việc làm “hao pin” thiết bị di động, Zalo hiện được đánh giá là một trong những ứng dụng tiết kiệm pin nhất trong số các ứng dụng OTT hiện có trên thị trường Việt Nam.

Zalo giải quyết bài toán pin như thế nào?

Từng nhận rất nhiều phàn nàn về việc làm “hao pin” thiết bị di động, Zalo hiện được đánh giá là một trong những ứng dụng tiết kiệm pin nhất trong số các ứng dụng OTT hiện có trên thị trường Việt Nam.

Phải thừa nhận rằng, sự bùng nổ của các OTT đã đem đến khá nhiều tiện ích cho người dùng Internet, từ việc nhắn tin, gọi điện miễn phí với tốc độ nhanh và ổn định và là nguyên nhân khiến tần suất sử dụng điện thoại đi động của người dùng ngày càng tăng. Mặt trái của điều này là thời lượng pin của thiết bị giảm nhanh chóng. Các tính năng như xác định địa điểm, thiết lập kết nối để liên tục cập nhật thông tin từ hệ thống… gây tiêu tốn không nhỏ năng lượng. Tuy nhiên, đây lại là những tính năng vô cùng cần thiết để những người dùng có thể kết nối với bạn bè và người thân, nên không thể loại bỏ ra khỏi ứng dụng.

Từng phải nhận nhiều phàn nàn về việc làm “hao pin” thiết bị, Zalo hiện được đánh giá là một trong những ứng dụng tiết kiệm pin nhất trong số các ứng dụng OTT hiện có trên thị trường Việt Nam. Những chia sẻ của Zalo tại sự kiện Barcamp diễn ra tại TP.HCM vào ngày 7/7 vừa qua đã nhận được sự quan tâm khá lớn của cộng đồng công nghệ.

Đại diện Zalo chia sẻ tại Barcamp về kinh nghiệm giải quyết bài toán tiết kiệm điện năng.

Theo đại diện của Zalo, để giải quyết vấn đề này, họ đã chủ động ngăn ngừa việc tiêu tốn năng lượng ngay cả ở những hoạt động nhỏ nhặt nhất bên trong ứng dụng. Về những tính năng được người dùng sử dụng tương đối nhiều như xác định địa điểm để chia sẻ và cập nhật trạng thái của mình với bạn bè nhanh chóng, Zalo sử dụng hệ thống định vị nội bộ thay vì sử dụng hệ thống GPS vốn tiêu tốn nhiều năng lượng. Bên cạnh đó, ứng dụng OTT Việt này cũng tận dụng bộ nhớ đệm, giao thức nén GZip để tối ưu quá trình trao đổi dữ liệu nội bộ. Điều này vừa tiết kiệm pin, vừa đáp ứng được nhu cầu thể hiện bản thân của người dùng trẻ qua các tính năng như chụp hình, gửi hình, gửi âm thanh, biểu tượng trong khi nhắn tin.

Một cuộc kiểm tra nho nhỏ giữa các OTT phổ biến hiện nay bao gồm Viber, Kakao Talk, Zalo, Line, Skype và Facebook Messenger thông qua công cụ đo lường Battery Stats Plus trên hệ điều hành Android 4.1.1, sử dụng smartphone HTC One S cho thấy, ứng dụng ngốn pin nhiều nhất là Kakao Talk và Facebook Messenger, với 22% pin trong vòng một tiếng đồng hồ sử dụng liên tục cả gọi điện và nhắn tin. Các ứng dụng OTT khác gồm Viber, Line hay Skype đều đạt mức tiêu thụ trung bình trong tầm khoảng từ 18% đến 20%. Ngược lại, Zalo tạo được sự ấn tượng khi cán đích với chỉ 16% lưu lượng tiêu thụ pin trong bài kiểm tra đặt ra.

Đạt được kết quả khả quan như vậy, nhưng ít ai biết rằng, pin đã từng là thách thức rất lớn với đội ngũ làm Zalo. Chia sẻ tại Barcamp, đại diện Zalo bộc bạch rằng, vào thời điểm đầu, Zalo liên tục bị khách hàng “dọa” sẽ gỡ “ngay lập tức” ứng dụng này ra khỏi điện thoại di động vì lí do “ngốn pin”. Áp lực đó là nguyên nhân chính buộc đội ngũ làm Zalo phải gấp rút tìm ra giải pháp cho vấn đề tiết kiệm điện năng này. Đến thời điểm hiện tại, mức độ hao tốn điện năng của Zalo đã giảm 4 lần so với thời điểm đầu và vượt trội hơn nhiều so với các ứng dụng còn lại, theo kết quả đo của Agilent 34401A Multimeter - một trong những máy đo điện năng bán chạy nhất trên thế giới hiện nay.

Theo Dân Việt

Theo Dân Việt

Bạn có thể quan tâm