Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Yếu tố đem lại lợi nhuận cho Vietjet trong quý I/2023

Quý I/2023, Vietjet đạt doanh thu vận chuyển hàng không 12.880 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 168 tỷ đồng, tăng lần lượt 286% và 320% so với cùng kỳ năm 2022.

Việc khai mở những đường bay trong nước của Vietjet đã góp phần đánh thức tiềm năng du lịch và phát triển kinh tế cho các địa phương. Trong khi đó, những đường bay quốc tế của hãng đã tạo thành cầu nối giao thương về mọi lĩnh vực giữa Việt Nam với các nước.

Tiên phong mở đường bay quốc tế

Với ưu thế về mạng bay rộng khắp, kết nối đến hầu hết điểm du lịch nổi tiếng trong nước và khu vực, kết hợp giá vé rẻ, phù hợp khả năng chi trả của đại đa số người dân, Vietjet luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho hành khách đi lại bằng đường hàng không.

Từ đầu năm đến nay, bên cạnh việc khai thác hiệu quả các đường bay hiện có, Vietjet đã mở mới 10 đường bay (4 đường bay nội địa, 6 đường bay quốc tế). Việc mở mới nhiều đường bay là chiến lược kinh doanh thông minh của hãng giai đoạn hậu đại dịch.

Vietjet Air anh 1

Việc tiên phong mở mới các đường bay quốc tế đã góp phần đem lại doanh thu và lợi nhuận cho Vietjet trong quý I/2023. Ảnh: N.Q.

Trước đây, Vietjet tiên phong mở đường bay “ngách”, kết nối đến những điểm đến chưa có hãng nào khai thác, đánh thức các sân bay “ngủ đông” như Thanh Hóa, Đồng Hới, Tuy Hòa, Chu Lai, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Cần Thơ… Thời gian qua, hãng tiên phong bay đến những thị trường quốc tế nhiều tiềm năng, chưa có đường bay thẳng từ Việt Nam như Ấn Độ - quốc gia mới trở thành đất nước đông dân nhất thế giới, Australia - quốc gia rộng thứ 6 trên thế giới và đứng thứ 6 về diện tích, Kazakhstan - quốc gia trải rộng trên 2 lục địa Á - Âu...

Kết quả quý I/2023 cho thấy chiến lược kinh doanh của Vietjet đã đi đúng hướng. Hãng đã khai thác 31.300 chuyến bay, vận chuyển 5,4 triệu lượt hành khách (tăng 57% và 75% so với quý I/2022), trong đó vận tải hành khách quốc tế đóng góp gần 45% tổng doanh thu vận tải hành khách, chiếm 30% về số lượng chuyến bay và lượt khách.

Báo cáo cập nhật của Công ty Chứng khoán Bản Việt nhận định hoạt động kinh doanh cốt lõi của Vietjet sẽ có lãi từ năm 2023. Cùng với việc nối lại các chuyến bay thường lệ đến Trung Quốc, Bản Việt nhận định Vietjet sẽ giữ vị thế trong việc phát triển các thị trường quốc tế mới.

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Bên cạnh việc mở rộng mạng bay, tiên phong mở các đường bay quốc tế mới, doanh thu và lợi nhuận quý I/2023 của Vietjet cũng đến từ việc tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Vietjet Air anh 2

Vietjet thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ trên các chuyến bay. Ảnh: N.Q.

Yếu tố đầu tiên phải nhắc đến là “đặc sản” vé 0 đồng, thường xuyên được Vietjet tung ra hàng tháng, cho phép khách hàng sở hữu vé 0 đồng trên tất cả chặng bay. Ngoài ra, hãng liên tục ra mắt nhiều sản phẩm, dịch vụ mới nhằm nâng cao trải nghiệm của người dùng. Tiêu biểu là hạng vé thương gia Skyboss Business và chương trình khách hàng thân thiết SkyJoy đã nhận được nhiều phản hồi tích cực. Hiện tại, số hành khách sử dụng sản phẩm Skyboss Business tăng dần trên các chuyến bay, trong khi chương trình SkyJoy đã có hơn 3 triệu thành viên.

Trên các chuyến bay của hãng, những món ăn, thức uống tươi ngon cũng thường xuyên được bổ sung, tạo sự đa dạng, hấp dẫn cho hành khách ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, đối với những chặng bay quốc tế khác nhau, Vietjet phục vụ nhiều món ăn đặc trưng của mỗi quốc gia, tạo cho hành khách cảm giác thân thuộc.

Trong 12.880 tỷ đồng doanh thu vận chuyển hàng không của quý I/2023, doanh thu hoạt động phụ trợ đạt 4.312 tỷ đồng, đóng góp hơn 33% tổng doanh thu. Điều đó cho thấy việc Vietjet tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cũng là một chiến lược đúng đắn trong quá trình phát triển giai đoạn hậu đại dịch.

Minh Đắc

Bạn có thể quan tâm