Phó thủ tướng Vũ Đức Đam vừa yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương rà soát, sửa đổi hướng dẫn đánh giá cấp độ dịch tại Quyết định số 4800 năm 2021 thực hiện Nghị quyết số 128 của Chính phủ cho phù hợp với tình hình mới.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo việc sử dụng thuốc điều trị (kể cả thuốc kháng virus), bảo đảm an toàn, hiệu quả; rà soát, chỉ đạo nhập khẩu, sản xuất, sử dụng, phân phối thuốc kháng virus bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định.
Nghị quyết 128 của Chính phủ được ban hành vào tháng 10/2021, quy định các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; hài hòa với các giải pháp hành chính, kinh tế - xã hội.
Để đảm bảo thực hiện đồng bộ, hiệu quả nghị quyết quan trọng này, Bộ Y tế cũng ban hành văn bản hướng dẫn để các địa phương theo điều kiện thực tế như số ca nhiễm mới; tỷ lệ vaccine; khả năng thu dung, điều trị F0 để áp dụng các biện pháp chống dịch.
Dựa vào các tiêu chí trên, địa phương tự đánh giá mức độ dịch của mình với 4 mức: Cấp 1, 2, 3 và 4 tướng ứng với nguy cơ từ thấp, trung bình, cao đến rất cao. Tuy nhiên, hiện nay quá trình thực hiện ở một số địa phương cho thấy nhiều bất cập trong việc đánh giá mức độ dịch, cũng như áp dụng các biện pháp.
Như ở Hà Nội, với việc số ca nhiễm tăng nhanh, biến động liên tục, nhiều quận, huyện, xã phường liên tục chuyển trạng thái từ xanh, vàng sang cam và ngược lại. Việc này khiến hoạt động kinh doanh, sản xuất của người dân gặp nhiều xáo trộn, khó đảm bảo tiêu chí "thích ứng linh hoạt" mà Chính phủ đặt ra.
Nhiều khu vực trung tâm Hà Nội cho phép hàng ăn, uống mở bán tại chỗ
5 phường quận Hoàn Kiếm, 9 phường quận Hai Bà Trưng và 5 phường quận Tây Hồ bắt đầu cho phép hàng quán được bán tại chỗ thay vì bán mang về sau khi cấp độ dịch về mức 2.
Những khu vực nào ở Hà Nội không được ăn uống tại chỗ?
Tính đến tối 7/1, 8 quận, huyện tại Hà Nội được liệt vào danh sách vùng cam - nguy cơ cao. Đây sẽ là những khu vực hàng ăn, đồ uống chỉ được phép bán mang về.
Hạn chế người dân về quê ăn Tết là không khả thi, tạo tâm lý tiêu cực
Việc địa phương hạn chế người dân về quê được đánh giá dễ gây tâm lý tiêu cực và cũng không có nhiều ý nghĩa thực tế đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng.
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.