Xuyên thấu quần áo, ghép mặt là tội ác của người làm AI
Chủ nhật, 30/6/2019 11:06 (GMT+7)
11:06 30/6/2019
Trí tuệ nhân tạo là một công cụ hiệu quả để giải quyết những vấn đề khó, nhưng chúng có thể bị dùng sai cách.
Cuối tháng 6, mạng xã hội xôn xao với ứng dụng cho phép nhìn “xuyên thấu” quần áo. Sử dụng công nghệ deepfake với cốt lõi là trí tuệ nhân tạo, DeepNude có thể chuyển bất cứ hình chụp nào của phụ nữ thành ảnh khoả thân. Ảnh: DeepNude.
Sau khi thu hút quá nhiều người dùng truy cập và khiến trang web quá tải, nhà phát triển của DeepNude đã phải tự tay xóa ứng dụng của mình. Trên Twitter, nhóm phát triển chia sẻ “thế giới chưa sẵn sàng cho ứng dụng DeepNude”. Ảnh: The Verge.
Trước DeepNude, deepfake là thuật ngữ để chỉ công nghệ AI ghép mặt người khác vào video không liên quan. Deepfake thường xuyên bị sử dụng để ghép mặt người nổi tiếng vào những phim “nóng”, dẫn đến trào lưu tẩy chay trên nhiều mạng xã hội và cả những trang lưu trữ phim. Ảnh: Reddit.
Ngoài phim người lớn, deepfake còn được sử dụng để giả mạo bài phát biểu của những người nổi tiếng như cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama hay CEO Facebook Mark Zuckerberg. Ảnh từ video giả mạo, tự nói xấu Facebook với gương mặt của CEO Mark Zuckerberg.
Tại Trung Quốc, công nghệ AI được kết hợp với camera giám sát để theo dõi, phát hiện người vi phạm. Họ có thể bị hạ điểm tín dụng công dân hoặc dán gương mặt lên khu vực công cộng. Tuy nhiên cũng có lúc hệ thống này nhận nhầm người. Ảnh: NY Times.
Tháng 11/2018, gương mặt bà Dong Mingzhu, Chủ tịch Công ty gia dụng Gree bị chiếu lên màn hình lớn tại thành phố Ninh Ba, Chiết Giang. Gương mặt bà bị dán lên một chiếc xe buýt đi trên đường, sau đó bị hệ thống nhận nhầm là người băng qua đường sai chỗ. Cuối cùng, hệ thống “bêu xấu” người vi phạm đã chiếu ảnh của bà Dong lên màn hình để mọi người cùng biết. Ảnh: Handout.
Trí tuệ nhân tạo cũng được sử dụng trong công nghệ xe tự lái. Đã có nhiều vụ tai nạn chết người liên quan đến trí tuệ nhân tạo. Gần đây nhất, vào tháng 3/2019, chiếc xe tự lái thử nghiệm của Uber đã đâm chết một người phụ nữ đang qua đường tại thành phố Tempe, bang Arizona, Mỹ. Uber sau đó xin phép tiếp tục thử nghiệm xe tự lái, nhưng có sự giám sát chặt chẽ hơn từ người lái. Ảnh: ABC 15.
Tháng 10/2018, Amazon phải công khai hủy bỏ hệ thống trí tuệ nhân tạo được dùng trong tuyển dụng của mình khi có thông tin hệ thống này phân biệt giới tính. Không phải kinh nghiệm hay khả năng làm việc, hệ thống của Amazon xếp hạng ứng viên dựa trên giới tính. Ảnh: Reuters.
Tại triển lãm CES 2018, LG giới thiệu robot CLOi hoạt động dựa trên trí tuệ nhân tạo. Khi trình diễn trên sân khấu, Phó chủ tịch LG David VanderWaal đã bị bẽ mặt khi hỏi liên tục mà CLOi không hề trả lời. LG đã khắc phục lỗi này và trình diễn CLOi một lần nữa tại CES 2019. Đây là lỗi sai, nhưng chưa đến mức là "tội ác". Ảnh: Cnet.
Năm 2016, Microsoft giới thiệu chatbot Tay với khả năng tự trả lời người dùng trên Twitter. Chỉ sau chưa đầy 1 ngày, chatbot này đã bị cộng đồng Twitter “dạy” để trở thành một kẻ phân biệt giới tính, chủng tộc. Microsoft đã sớm gỡ bỏ Tay và cho biết họ rất xin lỗi khi nó hoạt động sai lệch. Ảnh: Twitter.
Mark Elliot Zuckerberg là nhà đồng sáng lập Facebook, và hiện đang điều hành công ty này với chức danh chủ tịch kiêm giám đốc điều hành. Vào tháng 12/2016, Zuckerberg đứng thứ 10 trong danh sách những người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới của tạp chí Forbes.
Uber là một công ty kinh doanh mạng lưới giao thông vận tải và công ty taxi dựa trên ứng dụng di động có trụ sở tại Mỹ và hoạt động tại các thành phố ở nhiều nước. Công ty sử dụng ứng dụng điện thoại thông minh để nhận được yêu cầu đi xe, và sau đó sẽ gửi các yêu cầu đi đến lái xe. Khách hàng sử dụng các ứng dụng yêu cầu xe đón và theo dõi vị trí chiếc xe dành riêng của mình. Uber được cho là công ty tiên phong của nền kinh tế chia sẻ.
Bạn có biết: Tên "Uber" bắt nguồn từ chữ phổ biến và là tiến lóng "uber", có nghĩa là "cao nhất" hoặc "siêu". Từ ngày có nguồn gốc từ tiếng Đức, "über", có nghĩa là "ở trên".