Tối 1/1, các lực lượng tiếp tục túc trực tại hiện trường vụ tai nạn, nỗ lực tìm phương án hiệu quả hơn để thực hiện việc nhổ trụ bê tông giải cứu bé Hạo Nam. |
Anh Cảnh (bìa trái), cậu ruột của nạn nhân có mặt xuyên suốt tại hiện trường. "Gia đình rất mong mỏi tìm được Hạo Nam, cầu nguyện cho cháu có thể sống sót", anh mong mỏi. |
"Chúng tôi bố trí xe cứu thương tại hiện trường từ trưa hôm qua và túc trực 24/24 để có thể tiếp cận nạn nhân càng sớm càng tốt. Mong có phép màu để cháu Hạo Nam được sống", ông Nguyễn Văn Phú, thành viên Hội chữ thập đỏ xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, cho biết. |
Trong đêm 1/1, lực lượng cứu hộ cứu nạn tiếp tục mang nhiều vật tư, trang thiết bị vào hiện trường. Đến nay, phương án giải cứu được đưa ra là dùng xe đóng cọc bê tông khoan nhồi, lay động để làm loãng bùn đất xung quanh trụ bê tông. Sau đó dùng lực xe cẩu 50 tấn để kéo trụ bê tông lên cứu hộ cháu bé bị mắc kẹt. |
Ông Lê Hoàng Bảo (Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Tháp) cho biết lực lượng cứu hộ đã rất nỗ lực trong hơn một ngày qua. Tuy nhiên việc giải cứu vẫn chưa thành công. Các lực lượng sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải cứu, với hy vọng phép màu có thể xảy đến với bé trai 10 tuổi. |
Hiện trường vụ cứu nạn được lực lượng chức năng phong tỏa từ xa, chỉ những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giải cứu mới được phép ra vào. |
Cách hiện trường vụ cứu nạn khoảng 200 m, thân nhân của bé Hạo Nam và nhiều người dân địa phương đến chờ đợi và cầu nguyện có thể đưa được nạn nhân ra khỏi trụ bê tông. |
Chiều cùng ngày, xe đóng cọc khoan nhồi bê tông được lực lượng chức năng đưa vào hiện trường để thực hiện phương án làm lỏng địa chất xung quanh và nhổ trụ bê tông. |
Tổ cứu nạn liên tục bơm oxy vào miệng trụ bê tông (được đậy hở bằng tấm bạt màu vàng) để tránh nước và đất đá rơi vào. |
Việc giải cứu khá khó khăn và mất nhiều thời gian vì cọc bê tông nơi bé Hạo Nam gặp nạn được đóng sâu xuống lòng đất khoảng 35 m. |
Khu vực xảy ra vụ tai nạn nằn tại xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Google Maps. |
Sách hay về Nam Bộ
Tản mạn kiến trúc Nam Bộ mang đến cái nhìn đầy đủ, toàn diện về lịch sử kiến trúc dân dụng miền Nam từ cuối thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20. Đặc biệt, trên chặng đường khám phá kiến trúc, độc giả còn được tiếp cận với những câu chuyện về lịch sử xây dựng, về tập quán, văn hóa của địa phương, và về cả những ước mơ, khát vọng, phong cách của gia chủ trên từng đường nét của ngôi nhà.
Chuyện trong nhà ngoài xóm miệt Hậu Giang - nhiều câu chuyện kể cụ thể, tự nhiên về lối sống và tính cách của bà con miền Tây được ghi lại chân thực, mộc mạc. Sách không chỉ gợi lên cảm giác thân thương nơi những người con vùng sông Hậu, mà còn khiến người đọc nói chung cảm thấy ấm lòng và mát dạ biết bao khi được nghe câu nói quen thuộc “bà con chòm xóm tối lửa tắt đèn có nhau”.