Xã hội
Xúc cá đêm ở miền Tây xứ Nghệ
- Thứ hai, 27/1/2014 13:19 (GMT+7)
- 13:19 27/1/2014
Những ngày sương mù phủ kín bản Tùng Hương, xã Tam Quang, huyện Tương Dương là thời điểm những người phụ nữ í ới gọi nhau đi xúc cá ở khe Nậm Xan.
|
Trong trời đêm dày đặc sương mù, ánh sáng của chiếc đèn pin trên đầu những người phụ nữ đi xúc cá lấp lánh, nhảy múa dưới dòng khe Nậm Xan với đủ màu sắc. Họ chia thành một hàng ngang đi xúc cá giữa con suối. |
|
Dụng cụ để hành nghề xúc cá cũng rất đơn giản, chỉ cần một chiếc "vinh" (dùng để xúc cá), một đèn pin và chiếc giỏ đựng cá xúc được. |
|
Những người phụ nữ sinh ra ở Tam Quang ai cũng thành thạo việc xúc cá. Họ xem đây là một nghề tay trái để kiếm sống. |
|
Mỗi lần cúi xuống xúc cá hay đưa vinh lên thì họ phải chờ đợi nhau, làm như vậy sẽ đạt hiệu quả cao hơn, cá không thể lọt ra phía sau cũng như đảm bảo cá không bị động mà bỏ chạy. Khi xúc, hai cánh tay của họ đưa ra nắm lấy chiếc vinh rồi chống xuống dòng suối. Sau đó, họ đưa hai chân đạp nhẹ để cá chạy vào chiếc vinh. |
|
Ngoài xúc cá thì người dân nơi đây còn dùng lưới để đánh cá nhằm cải thiện bữa ăn. |
|
hoặc là dùng chài quăng. Trong ảnh là bà Lô Thị Duyên (68 tuổi) đang chuẩn bị quăng chài. |
|
Người dân cho biết, họ làm nghề xúc cá này quanh năm, tuy nhiên thời tiết lạnh là dịp nhiều cá nhất, có thể xúc được nhiều trong một đêm. |
|
"Ngày xưa, mỗi lần đi xúc, chỉ cần 1 đến 2 giờ đồng hồ là cá đã đầy giỏ, có nhiều hôm còn được cá to 0,5 đến 1 kg. Nhưng hiện nay, cá ngày càng ít đi, lượng cá xúc được cũng chỉ đáp ứng bữa ăn tối cho cả gia đình, thậm chí nhiều hôm về không", chị Vi Thị Nhung, người bản Tùng Hương, xã Tam Quang cho hay. |
|
Cái khó nhất của nghề xúc cá là những hôm nước khe lên cao. Những người đi xúc cá khi qua sông phải nắm tay nhau để tránh bị cuốn trôi.
|
|
Thành quả một đêm lao động vất vả của bà Lô Thị Duyên. |
nghề xúc cá
phụ nữ
bản làng
mưu sinh