Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Xuất siêu cả năm dự kiến chỉ đạt 1 tỷ USD

Bộ Công Thương dự kiến cán cân thương mại cả năm nay sẽ chỉ đạt 1 tỷ USD xuất siêu, trong khi 2021, mức xuất siêu vẫn đạt 4 tỷ USD và năm 2020 đạt 19,1 tỷ USD.

Bộ Công Thương vừa đưa ra dự báo diễn biến các thị trường quý III, IV và chỉ đạo những giải pháp trọng tâm trong những tháng cuối năm.

Cụ thể, theo kịch bản tăng trưởng, nếu chỉ số sản xuất công nghiệp quý III đạt 9,8%, quý IV đạt 10,3%, dự kiến cả năm chỉ số sản xuất công nghiệp sẽ đạt mức 9,5%.

Về xuất nhập khẩu, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu quý III dự kiến đạt 9,3% và 9 tháng đạt 14,6%, quý IV âm 3,5% thì dự kiến cả năm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sẽ đạt 9,5%.

Về tốc độ tăng trưởng nhập khẩu, nếu quý III đạt 7,3%, dự kiến 9 tháng đạt 12,7%, quý IV đạt 3,6% thì dự kiến cả năm tốc độ tăng trưởng nhập khẩu đạt 10,3%.

Với các chỉ tiêu tăng trưởng này, Bộ Công Thương dự báo cán cân thương mại 9 tháng sẽ nghiêng về hướng xuất siêu 0,74 tỷ USD. Đến quý IV, giá trị xuất siêu có thể đạt 0,25 tỷ USD, theo đó cán cân thương mại cả năm sẽ đạt 1 tỷ USD xuất siêu.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tính riêng tháng 7, cán cân thương mại hàng hóa đã xuất siêu 21 triệu USD. Lũy kế 7 tháng từ đầu năm, cán cân thương mại ước tính tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu, với khoảng 764 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,31 tỷ USD).

XUẤT SIÊU HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2018-2022

Nhãn20182019202020212022 (dự kiến)
Giá trị xuất siêu tỷ USD 7.29.919.141

Về thị trường trong nước, mức độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành quý III dự kiến đạt 42,7% và 9 tháng đạt 20,2%. Đến quý IV, mức tăng dự kiến là 13,4%, nâng con số tăng cả năm lên mức 18,3%. Trong đó, mức độ tăng trưởng thương mại điện tử B2C quý III ước đạt 20% và 9 tháng đạt 19%. Đến quý IV chỉ tiêu này dự kiến đạt 22% và cả năm là 20%.

Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ Công Thương yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường tăng cường quản lý thị trường, kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi đầu cơ, găm hàng chờ tăng giá hàng hóa dịch vụ bất hợp pháp, nhất là các mặt hàng thiết yếu.

"Vụ Thị trường trong nước cần chủ động theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu để bảo đảm cân bằng cung cầu hàng hóa trong nước. Điều hành giá xăng dầu chủ động, kịp thời, hiệu quả...", Bộ Công Thương yêu cầu.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng chỉ đạo Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu, các Vụ Thị trường ngoài nước đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu; triển khai các giải pháp cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết để mở rộng thị trường xuất khẩu.

Bộ Công Thương yêu cầu Grab minh bạch thu phí

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng yêu cầu Grab và các hãng xe công nghệ khi áp dụng chính sách mới phải công khai thông tin rõ ràng để người tiêu dùng lựa chọn.

Bộ Công Thương yêu cầu mở ngay đợt cao điểm kiểm tra giá bán hàng hóa

Bộ trưởng Công Thương yêu cầu cơ quan quản lý thị trường mở đợt tổng kiểm tra chuyên đề đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về giá từ nay cho đến hết năm.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm